Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển

Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển
Ngày đăng: 02/11/2013

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã chi trả hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, như hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với mức hỗ trợ 70 triệu đồng tàu/năm. Hỗ trợ ngư dân thay máy tàu (từ 90CV trở lên) sang loại máy mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn với mức hỗ trợ 18 triệu đồng/máy/năm. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu cá, tàu dịch vụ với mức hỗ trợ:

Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm. Ngoài ra còn hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với các mức hỗ trợ theo công suất máy. Đây là lần đầu tiên Nhà nước có các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động khai thác, dịch vụ nghề cá. Qua đó đã có tác động tích cực, giúp ngư dân duy trì hoạt động sản xuất trên biển trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất khó khăn khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Bên cạnh đó, thông qua các quy định về điều kiện được hỗ trợ đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an toàn cho tàu cá, cấp phép khai thác thủy sản...

Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, thời gian qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn phát triển sản xuất. Trong đó, nhu cầu vay vốn chủ yếu để đóng tàu, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu…phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tính đến giữa năm 2013, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất và đời sống ngư dân toàn tỉnh đạt 1.038 tỷ đồng/11.791 khách hàng, với lãi suất cho vay ở mức từ 9 - 12%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay đóng tàu đạt 11,76 tỷ đồng/25 khách hàng/lãi suất 11,5%/năm; dư nợ cho vay để phục vụ việc khai thác, chế biến hải sản và phục vụ đời sống của ngư dân đạt 1.026,24 tỷ đồng/11.766 khách hàng/lãi suất 9 - 12%/năm.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần giúp ngư dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, mở rộng ngư trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định đời sống. Qua đó kết hợp sản xuất với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Sau vài năm thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, số tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa của tỉnh đã tăng hơn 2 lần. Tuy vậy, các chính sách hỗ trợ thời gian qua so với đặc điểm, tính chất đầu tư và sản xuất nghề cá, nhất là đối với nghề khai thác xa bờ vẫn còn nhiều hạn chế. Do chi phí đầu tư thuyền nghề đánh bắt xa bờ khá cao, ngư dân lao động trong môi trường nặng nhọc, nhiều rủi ro nhưng chính sách hỗ trợ chưa thật tương xứng...Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã chi trả hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, như hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với mức hỗ trợ 70 triệu đồng tàu/năm. Hỗ trợ ngư dân thay máy tàu (từ 90CV trở lên) sang loại máy mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn với mức hỗ trợ 18 triệu đồng/máy/năm. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu cá, tàu dịch vụ với mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm.

Ngoài ra còn hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với các mức hỗ trợ theo công suất máy. Đây là lần đầu tiên Nhà nước có các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động khai thác, dịch vụ nghề cá. Qua đó đã có tác động tích cực, giúp ngư dân duy trì hoạt động sản xuất trên biển trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất khó khăn khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Bên cạnh đó, thông qua các quy định về điều kiện được hỗ trợ đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an toàn cho tàu cá, cấp phép khai thác thủy sản...

Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, thời gian qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn phát triển sản xuất. Trong đó, nhu cầu vay vốn chủ yếu để đóng tàu, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu…phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tính đến giữa năm 2013, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất và đời sống ngư dân toàn tỉnh đạt 1.038 tỷ đồng/11.791 khách hàng, với lãi suất cho vay ở mức từ 9 - 12%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay đóng tàu đạt 11,76 tỷ đồng/25 khách hàng/lãi suất 11,5%/năm; dư nợ cho vay để phục vụ việc khai thác, chế biến hải sản và phục vụ đời sống của ngư dân đạt 1.026,24 tỷ đồng/11.766 khách hàng/lãi suất 9 - 12%/năm.

 Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần giúp ngư dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, mở rộng ngư trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định đời sống. Qua đó kết hợp sản xuất với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Sau vài năm thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, số tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa của tỉnh đã tăng hơn 2 lần. Tuy vậy, các chính sách hỗ trợ thời gian qua so với đặc điểm, tính chất đầu tư và sản xuất nghề cá, nhất là đối với nghề khai thác xa bờ vẫn còn nhiều hạn chế. Do chi phí đầu tư thuyền nghề đánh bắt xa bờ khá cao, ngư dân lao động trong môi trường nặng nhọc, nhiều rủi ro nhưng chính sách hỗ trợ chưa thật tương xứng...


Có thể bạn quan tâm

Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

17/08/2015
Cá đồng non lại... lên chợ! Cá đồng non lại... lên chợ!

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!

17/08/2015
Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi

Hiện đang là cao điểm mùa mưa, tuy nền nhiệt giảm, mức chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao, nhưng môi trường ao nuôi luôn biến động, một số bệnh trên tôm nuôi sẽ phát sinh, như bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh mềm thân, hiện tượng tôm bị sốc do nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, phát sinh khí độc dưới đáy ao, rong tảo cũng có cơ hội bùng phát.

17/08/2015
Thí điểm ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực ở Bến Tre Thí điểm ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực ở Bến Tre

Nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Bến Tre rất phong phú, đa dạng. Từ nghề cào đơn, cào đôi… đến nghề câu mực hàng năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân. Trong đó, nghề câu mực phát triển nhanh, hiện toàn tỉnh có 140 tàu (câu tay 137 chiếc, câu giàn 3 chiếc), tập trung tại huyện Bình Đại và Ba Tri.

17/08/2015
Lọc nước nuôi tôm Lọc nước nuôi tôm

Có hồ, chẳng lẽ bỏ hoang, anh Phan Thanh Thánh (SN 1984) đầu tư trang bị hệ thống lọc nước sạch nuôi tôm nên thắng to!

17/08/2015