Nhiều Cam Kết Ưu Đãi Nông Dân Trồng Mía

Ngày 14.12, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam tổ chức khai trương vụ ép mía 2013-2014 tại Nhà máy Đường Đồng Xuân (Phú Yên).
Ông K.V.S.R Subbaiah - Tổng giám đốc KCP cho biết, niên vụ này sẽ ép hơn 1 triệu tấn mía cây, tiêu thụ hết sản lượng mía đã ký hợp đồng với nông dân; mía sẽ được thu mua ở 3 mức giá (880.000 đồng, 910.000 đồng và 930.000 đồng/tấn tại ruộng); tiếp tục áp dụng lãi suất ưu đãi 0,6%/tháng đối với những khoản đầu tư cho nông dân trồng mía.
Niên vụ 2014-2015, KCP sẽ miễn lãi suất đầu tư giống, phân bón, trang thiết bị nông nghiệp vùng mía; đầu tư tiền mặt cho nông dân với lãi suất 0,85%/tháng; hỗ trợ 3.100 đồng/tấn mía để nâng cấp giao thông nội đồng.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.