Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhện Đỏ Hại Sắn Khiến Người Dân Lo Lắng Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Nhện Đỏ Hại Sắn Khiến Người Dân Lo Lắng Ở Sông Hinh (Phú Yên)
Ngày đăng: 08/05/2013

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.

Gần hai mươi ngày qua, ông Trần Văn Nhất ở thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông lo lắng bởi rẫy sắn hơn 1ha của gia đình đột nhiên ngưng phát triển, lá chuyển màu đốm trắng, sau đó úa vàng và rụng. Ông Nhất cho biết: “Cả nhà tôi trông chờ vào rẫy sắn này; ngoài tiền công, tôi còn đầu tư hơn chục triệu đồng tiền phân, giống. Chỗ không bị bệnh, sắn đã cao ngang đầu người; còn lại đều bị vàng lá, cây lẹt đẹt đến đầu gối. Không biết vụ này năng suất ra sao?”

Không riêng gia đình ông Nhất, hầu hết các rẫy sắn xung quanh đều có hiện tượng trên. Ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh cho biết: Ngay sau khi nhận được tin báo, trạm đã phân công người điều tra, khảo sát toàn bộ diện tích sắn trong huyện và phát hiện nguyên nhân là do nhện đỏ phát sinh gây hại sắn. Qua kiểm tra, nhện đỏ gây hại khiến năng suất ở những diện tích bị bệnh giảm từ 15 đến 30%, cá biệt có những diện tích năng suất giảm từ 50 đến 70%. Nếu không chữa trị kịp thời và thời tiết tiếp tục nắng nóng thì người trồng sắn sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Theo ông Kiện, nhện đỏ rất sợ nước, ở trong môi trường ẩm ướt, nhện đỏ sẽ chết, trứng nhện bị hư, thối. Vì vậy, để phòng trị nhện đỏ nên phun thật nhiều nước, chú ý tập trung phun nước ở mặt dưới lá. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cần luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau. Khi dùng thuốc cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Sông Hinh thì cho hay: Diện tích sắn bị nhện đỏ gây hại tập trung nhiều ở các xã Đức Bình Đông 15ha, Sơn Giang 20ha và Ea Bia khoảng 5ha. Đặc biệt, nhện đỏ chỉ tấn công trên sắn giống KM 98 - 5. Thời điểm này năm trước, nhện đỏ xuất hiện ở khu vực thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông trong phạm vi vài hộ gia đình. Sau khi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách phòng trừ, nông dân đã khống chế được nhện đỏ và sắn phát triển bình thường. Phòng NN-PTNT huyện cũng khuyến cáo bà con không nên sử dụng sắn bị bệnh làm cây giống. Tuy nhiên, do đây là giống sắn mới có năng suất cao nên bà con bất chấp khuyến cáo, vẫn lấy lại những cây sắn vụ trước để làm giống.


Có thể bạn quan tâm

Lỗ Dài Dài Nếu Cứ Xuất Vải, Mít, Thanh Long...thô Lỗ Dài Dài Nếu Cứ Xuất Vải, Mít, Thanh Long...thô

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.

23/06/2014
Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

08/09/2014
Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

08/09/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu

Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu. Chiều 22-6, ông Trần Điền Lang, Trưởng ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho biết, mưa dầm đã làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng.

24/06/2014
Làm Nông Sản Theo Làm Nông Sản Theo "Chuẩn" Nào?

Những năm qua, một số mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chuẩn toàn cầu đã thuyết phục được nhiều nông dân làm theo, nhưng khó khăn về đầu ra khiến nông dân e ngại. Dù vậy, đây vẫn là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong giai đoạn hội nhập.

08/09/2014