Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.
Hồi tháng 8 vừa qua, Công ty Kato Hitoshi General Office và Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thực hiện chuyến hàng xuất khẩu cá ngừ đại dương đầu tiên sang Nhật.
Chi phí thu mua 10 con cá ngừ (448 kg) là 54,8 triệu đồng, chi phí để đưa số cá này đến Nhật Bản để bán tại trung tâm đấu giá Osaka gần 66,6 triệu đồng, doanh số bán cá tại Nhật được 113,6 triệu đồng, BIDIFISCO đã bị lỗ.
Trong khi đó, các ngư dân cho rằng giá mua cá ngừ đại dương dù có tăng 20% so với thị trường cũng chưa đủ khuyến khích họ tự nguyện thực hiện quy trình đánh bắt, vận chuyển mới đề ra. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, các bên vẫn thống nhất tiếp tục triển khai mô hình, tìm cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận và làm việc với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để tìm nguồn hỗ trợ dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc yêu cầu củng cố, mở rộng mô hình thí điểm. Ngoài một nhóm tàu cũ, Bình Định sẽ tiếp tục triển khai thêm 3 nhóm tàu (mỗi nhóm có 5 tàu) tham gia.
Ông Hirosuke Kato, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai (Nhật) và là Chủ tịch Công ty Kato Hitoshi General Office, cho biết thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định tại Nhật Bản luôn rộng mở nhưng phải khắc phục dứt điểm các hạn chế trong khai thác, bảo quản, xử lý, phân loại, định giá cá ngừ trước khi xuất khẩu. Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai và Công ty Kato Hitoshi General Office sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bình Định thực hiện vấn đề trên, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Cây táo Thái Lan đang được người dân của xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) lựa chọn trồng thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Cây táo không chỉ giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, mà còn trở thành cây mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.

Đặc sản chính hiệu của Đà Lạt không nhiều nhưng trên thị trường đâu đâu cũng thấy bán đặc sản của TP này.

Đời sống của nông dân Hậu Giang cải thiện đáng kể nhờ nguồn thu nhập từ 35 triệu đồng - hơn 100 triệu đồng/ha mía.

Một số thực trạng đáng lo ngại của ngành cà phê Việt Nam là Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù...

Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.