Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.
Hồi tháng 8 vừa qua, Công ty Kato Hitoshi General Office và Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thực hiện chuyến hàng xuất khẩu cá ngừ đại dương đầu tiên sang Nhật.
Chi phí thu mua 10 con cá ngừ (448 kg) là 54,8 triệu đồng, chi phí để đưa số cá này đến Nhật Bản để bán tại trung tâm đấu giá Osaka gần 66,6 triệu đồng, doanh số bán cá tại Nhật được 113,6 triệu đồng, BIDIFISCO đã bị lỗ.
Trong khi đó, các ngư dân cho rằng giá mua cá ngừ đại dương dù có tăng 20% so với thị trường cũng chưa đủ khuyến khích họ tự nguyện thực hiện quy trình đánh bắt, vận chuyển mới đề ra. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, các bên vẫn thống nhất tiếp tục triển khai mô hình, tìm cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận và làm việc với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để tìm nguồn hỗ trợ dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc yêu cầu củng cố, mở rộng mô hình thí điểm. Ngoài một nhóm tàu cũ, Bình Định sẽ tiếp tục triển khai thêm 3 nhóm tàu (mỗi nhóm có 5 tàu) tham gia.
Ông Hirosuke Kato, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai (Nhật) và là Chủ tịch Công ty Kato Hitoshi General Office, cho biết thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định tại Nhật Bản luôn rộng mở nhưng phải khắc phục dứt điểm các hạn chế trong khai thác, bảo quản, xử lý, phân loại, định giá cá ngừ trước khi xuất khẩu. Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai và Công ty Kato Hitoshi General Office sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bình Định thực hiện vấn đề trên, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.

Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.