Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ

Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ
Ngày đăng: 06/10/2014

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.

Hồi tháng 8 vừa qua, Công ty Kato Hitoshi General Office và Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thực hiện chuyến hàng xuất khẩu cá ngừ đại dương đầu tiên sang Nhật.

Chi phí thu mua 10 con cá ngừ (448 kg) là 54,8 triệu đồng, chi phí để đưa số cá này đến Nhật Bản để bán tại trung tâm đấu giá Osaka gần 66,6 triệu đồng, doanh số bán cá tại Nhật được 113,6 triệu đồng, BIDIFISCO đã bị lỗ.

Trong khi đó, các ngư dân cho rằng giá mua cá ngừ đại dương dù có tăng 20% so với thị trường cũng chưa đủ khuyến khích họ tự nguyện thực hiện quy trình đánh bắt, vận chuyển mới đề ra. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, các bên vẫn thống nhất tiếp tục triển khai mô hình, tìm cách giảm chi phí để tăng lợi nhuận và làm việc với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để tìm nguồn hỗ trợ dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc yêu cầu củng cố, mở rộng mô hình thí điểm. Ngoài một nhóm tàu cũ, Bình Định sẽ tiếp tục triển khai thêm 3 nhóm tàu (mỗi nhóm có 5 tàu) tham gia.

Ông Hirosuke Kato, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai (Nhật) và là Chủ tịch Công ty Kato Hitoshi General Office, cho biết thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định tại Nhật Bản luôn rộng mở nhưng phải khắc phục dứt điểm các hạn chế trong khai thác, bảo quản, xử lý, phân loại, định giá cá ngừ trước khi xuất khẩu. Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Saikai và Công ty Kato Hitoshi General Office sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bình Định thực hiện vấn đề trên, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cây Đậu Tương Ở Xín Mần “Một Cách Làm, 2 Lợi Ích” Phát Triển Cây Đậu Tương Ở Xín Mần “Một Cách Làm, 2 Lợi Ích”

Năm 2014, Xín Mần trồng 3.223,5 ha cây đậu tương, trong đó giống mới 2.158 ha, chiếm trên 67%. Sản lượng cả năm ước đạt 4.564 tấn. Kết quả đó có được từ giải pháp hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia trồng đậu tương nguyên chủng để làm giống nhân rộng trồng cho vụ kế tiếp ngay trong năm.

05/11/2014
Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc

Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.

05/11/2014
Xây Xây "Cơ Nghiệp" Trên Đất Khó

Đến thăm gia đình ông Thông vào buổi trưa oi gắt. Bên mái hiên căn lán nửa xây, nửa dựng tạm bằng tranh tre nứa lá, gỗ tạp, bà Nguyễn Thị Kim Bình đang thái từng nắm lớn rau dại làm thức ăn độn cho đàn lợn nái, gà, vịt. Lưng chừng đồi, ông Thông xới cỏ, vun gốc cho vườn cam canh đã cao vượt đầu người.

05/11/2014
Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015 Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015

Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.

05/11/2014
Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

05/11/2014