Nhật Bản Kiểm Tra Chỉ Tiêu Oxytetracyline Với 100% Lô Tôm NK Từ Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.
Theo thông tin cập nhật của một số doanh nghiệp hội viên VASEP, Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu OXYTETRACYLINE (OTC) với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ tuần đầu tháng 3/2014.
Thông tin trên đã được VP VASEP kiểm tra từ đại diện các nhà nhập khẩu Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản) là có cơ sở.
Theo đó, trong tháng 2-3/2014, Nhật Bản đã phát hiện OTC trong 2 lô tôm nhập khẩu của Việt Nam. Mà trước đó, theo kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm của Nhật Bản (Imported Foods Monitoring Plan for FY 2013 và 2014) chi tiết tại: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/13/s02.html - thì mặt hàng tôm Việt Nam được nhận diện và chỉ định kiểm soát trong chương trình hàng năm với 2 chất kháng sinh đã bị cấm: Chloramphenicol (từ 21/2/2014) và Oxytetracycline (từ 27/2/2014). Hiệp hội đã cập nhật thông tin và đề nghị các DN XK tôm tăng cường công tác tự kiểm soát các chất kháng sinh trong tôm, đặc biệt là 2 chất trên.
Vì tầm quan trọng của XK tôm sang Nhật Bản, Văn phòng Hiệp hội VASEP trân trọng báo cáo và kính đề nghị Tổng cục Thủy sản:
- Có Chỉ thị tới các địa phương tăng cường công tác kiểm soát hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong NTTS, đặc biệt là Oxytetracycline.
- Rà soát và tăng cường công tác kiểm soát vật tư đầu vào theo chương trình của Tổng cục để tránh bị ảnh hưởng lây nhiễm thứ cấp từ các nguồn vật tư với các kháng sinh bị cấm, đặc biệt là chloramphenicol và Oxytetracyline.
- Tuyên truyền đến DN và người dân nuôi tôm về tăng cường kiểm soát hiệu quả 2 chất kháng sinh trên.
Có thể bạn quan tâm

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

Có thể nói, dù không phải là năm được đánh giá cao về sản lượng, nhưng giá cả và mức độ tiêu thụ mùa cam 2013 đã làm hài lòng người trồng cam. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trung bình giá cam mùa 2013 đạt từ 18.000 – 20.000đ/kg; giá bán của trái cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt từ 23.000 – 25.000đ/kg.

Vụ Đông-xuân năm 2014, theo kế hoạch, huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa 2.394,24 ha, cơ cấu giống mới chiếm trên 90% diện tích, chủ yếu là giống Nhị ưu 838, HKT99, BG1, BC15.

Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân Khánh Hòa trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, chính vì vậy, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, đến nay, nhiều tàu cá bắt đầu ra khơi đánh bắt trong vụ cá chính của năm.