Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ
Ngày đăng: 17/06/2014

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

Trao đổi với VnExpress, ông Masakazu Shoga, chuyên gia thủy sản của Công ty Kato Hitoshi General cho biết, trung bình mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó 50% nhập khẩu từ Indonesia, Phillippines, Đài Loan... 10.000 tấn trong số này là hàng tươi sống, còn lại hàng đông lạnh.

Hơn một năm qua, tỉnh Bình Định lập nhiều đoàn công tác sang Nhật Bản xúc tiến đầu tư, đặt vấn đề với doanh nghiệp giúp tư vấn kỹ thuật đánh bắt cũng như tiêu thụ cá ngừ đại dương. Các chuyên gia Nhật hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương đảm bảo chất lượng thủy sản tươi sống xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

"Mô hình thí điểm nơi đây thành công, ngư dân ở các tỉnh miền Trung sẽ áp dụng làm theo, sản lượng cá ngừ đại dương xuất sang Nhật Bản ngày càng nhiều. Chúng tôi cam kết không chỉ giúp ngư dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ cá ngừ đại dương tại thị trường Nhật Bản mà còn chế biến, giới thiệu xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ góp phần mang lại thu nhập cao cho họ", ông Masakazu Shoga nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, cá ngừ đại dương của Việt Nam chuyển đến thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không sẽ được đưa đến phiên chợ đấu giá, sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ ngay trong ngày.

Hiện tại, tỉnh Bình Định yêu cầu các cơ quan chức năng tư vấn giúp ngư dân các mẫu tàu cá vỏ thép; hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn ngư dân phương pháp quản lý, sử dụng hiệu quả thiết bị câu cá ngừ đại dương mới do Nhật Bản mới chuyển giao.

Trước mắt, Công ty Thủy sản Bình Định cam kết bao tiêu mua sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 20%. Về lâu dài, chất lượng loài thủy sản này đảm bảo, giá tăng công ty này sẽ áp dụng giá mua mới cho ngư dân.

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, tỉnh đang phối hợp với ngân hàng hỗ trợ cho ngư dân đóng thí điểm đóng 5 tàu vỏ thép cùng bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp mới của Nhật Bản.

Năm tàu vỏ thép này hoạt động theo cơ chế luân phiên thu gom sản phẩm cá ngừ đại dương vào bờ trước 10 ngày đảm bảo chất lượng tươi sống. Công ty Thủy sản Bình Định đã làm việc với Hãng hàng không VietNam Airlines về làm thủ tục một lần vận chuyển sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu sang tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.

"Mô hình thí điểm này thành công chúng tôi sẽ hỗ trợ ngư dân nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Tôi tin cá ngừ đạt chất lượng tươi sống tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản cao hơn gấp 5 đến 10 lần trong nước thì đời sống của bà con ngư dân hành nghề đánh bắt loài thủy sản này sẽ được cải thiện đáng kể", ông Lộc nói.

Trong khi đó, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đang lấy ý kiến các doanh nghiệp, địa phương để xây dựng dự thảo Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi để trình Chính phủ phê duyệt. Đối tượng hưởng lợi trong vùng dự án triển khai là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến cá ngừ đại dương, thực hiện tại 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Dự thảo đề án đề ra 5 nhiệm vụ chính gồm tổ chức hoạt động khai thác cá ngừ; tổ chức liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi; phát triển đội tàu khai thác và dịch vụ hậu cần theo hướng hiện đại, đồng bộ; tổ chức hoạt động trung tâm dịch vụ hậu cần cá ngừ; tổ chức hoạt động bán đấu giá cá ngừ.

Đề án cũng đưa ra một số giải pháp thực hiện như hỗ trợ tín dụng thương mại, thực hiện cho vay 90% giá trị tàu; hỗ trợ lãi suất tín dụng vay 2% mỗi năm cho nâng cấp hoặc đóng mới hiện đại hóa tàu vỏ thép, thời hạn cho vay là 12 năm…


Có thể bạn quan tâm

Tháo Gỡ Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Trồng Rừng Thay Thế Tháo Gỡ Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Trồng Rừng Thay Thế

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

07/03/2015
Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Khu Vực Sông Chàng Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Khu Vực Sông Chàng

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

07/03/2015
Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

07/03/2015
Nhanh Chóng Định Vị Thương Hiệu Gạo Việt Nam Nhanh Chóng Định Vị Thương Hiệu Gạo Việt Nam

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

07/03/2015
Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015 Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

07/03/2015