Nhật Bản đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ

Tuy nhiên, con số 70.000 tấn gạo mà Nhật Bản đưa ra vẫn thấp hơn so với yêu cầu của phía Mỹ là 175.000 tấn.
Hiện, “chướng ngại vật” lớn nhất của TPP chính là những bất đồng giữa Washington và Tokyo trong việc mở cửa rộng hơn đối với thị trường gạo của Nhật Bản và thị trường phụ tùng ôtô của Mỹ.
Nhật Bản đang áp dụng miễn thuế đối với 770.000 tấn gạo nhập khẩu mỗi năm, tương đương khoảng 7% sức tiêu thụ của đất nước, trong đó 100.000 tấn được sử dụng vào nấu ăn, phần còn lại được chế biến.
Tokyo đang đề xuất sẽ thiết lập thêm một hạn ngạch miễn thuế đối với 50.000 tấn gạo nhập khẩu từ Mỹ, số gạo này sẽ được nâng dần lên thành 70.000 tấn trong vòng 10 năm tới hoặc dài hơn và “xứ hoa anh đào” sẽ không nhất thiết phải mua hết số hạn ngạch này mà sức mua sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng gạo của đất nước.
Đối với Australia, nước cũng đang yêu cầu Nhật Bản mở cửa thị trường gạo, Tokyo cũng dự định sẽ miễn thuế đối với 12% mức hạn ngạch được áp dụng cho Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, nhất là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch.