Nhật Bản đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ

Tuy nhiên, con số 70.000 tấn gạo mà Nhật Bản đưa ra vẫn thấp hơn so với yêu cầu của phía Mỹ là 175.000 tấn.
Hiện, “chướng ngại vật” lớn nhất của TPP chính là những bất đồng giữa Washington và Tokyo trong việc mở cửa rộng hơn đối với thị trường gạo của Nhật Bản và thị trường phụ tùng ôtô của Mỹ.
Nhật Bản đang áp dụng miễn thuế đối với 770.000 tấn gạo nhập khẩu mỗi năm, tương đương khoảng 7% sức tiêu thụ của đất nước, trong đó 100.000 tấn được sử dụng vào nấu ăn, phần còn lại được chế biến.
Tokyo đang đề xuất sẽ thiết lập thêm một hạn ngạch miễn thuế đối với 50.000 tấn gạo nhập khẩu từ Mỹ, số gạo này sẽ được nâng dần lên thành 70.000 tấn trong vòng 10 năm tới hoặc dài hơn và “xứ hoa anh đào” sẽ không nhất thiết phải mua hết số hạn ngạch này mà sức mua sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng gạo của đất nước.
Đối với Australia, nước cũng đang yêu cầu Nhật Bản mở cửa thị trường gạo, Tokyo cũng dự định sẽ miễn thuế đối với 12% mức hạn ngạch được áp dụng cho Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.