Nhật Bản đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ

Tuy nhiên, con số 70.000 tấn gạo mà Nhật Bản đưa ra vẫn thấp hơn so với yêu cầu của phía Mỹ là 175.000 tấn.
Hiện, “chướng ngại vật” lớn nhất của TPP chính là những bất đồng giữa Washington và Tokyo trong việc mở cửa rộng hơn đối với thị trường gạo của Nhật Bản và thị trường phụ tùng ôtô của Mỹ.
Nhật Bản đang áp dụng miễn thuế đối với 770.000 tấn gạo nhập khẩu mỗi năm, tương đương khoảng 7% sức tiêu thụ của đất nước, trong đó 100.000 tấn được sử dụng vào nấu ăn, phần còn lại được chế biến.
Tokyo đang đề xuất sẽ thiết lập thêm một hạn ngạch miễn thuế đối với 50.000 tấn gạo nhập khẩu từ Mỹ, số gạo này sẽ được nâng dần lên thành 70.000 tấn trong vòng 10 năm tới hoặc dài hơn và “xứ hoa anh đào” sẽ không nhất thiết phải mua hết số hạn ngạch này mà sức mua sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng gạo của đất nước.
Đối với Australia, nước cũng đang yêu cầu Nhật Bản mở cửa thị trường gạo, Tokyo cũng dự định sẽ miễn thuế đối với 12% mức hạn ngạch được áp dụng cho Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Trong 11 tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng chất cấm 2.678 trường hợp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.

Sáng 24.11, Tại Hà Nội, CLB Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tổ chức buổi Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác. Các chuyên gia, nhà quản lý và nhiều nhà báo đã quan tâm tới dự, chia sẻ sôi nổi về vấn đề này.

Những năm gần đây, Quang Chiểu - xã vùng cao biên giới của huyện Mường Lát (Thanh Hóa) luôn dẫn đầu huyện về giảm tỷ lệ hộ nghèo. Dự kiến cuối năm nay, số hộ nghèo của xã còn khoảng 4%.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, từ giữa tuần này các tỉnh miền Bắc sẽ đón đợt rét đậm, rét hại kéo dài.

Trước năm 2004, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng lúa rẫy nhưng năng suất thấp, thường xuyên phải ăn sắn. Đời sống bà con nơi đây đã đổi thay rõ rệt từ khi Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị mở nhà máy tinh bột sắn...