Nhật Bản Đề Xuất Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.
Tokyo – TP tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đã phải miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng đang cạn kiệt.
Nhật Bản có kế hoạch đề xuất trong một hội nghị nghề cá khu vực sắp tới về số lượng cá chưa trưởng thành có thể bị khai thác được cắt giảm một nửa mức trung bình của năm 2002-2004.
Nhật Bản cho biết sẽ đề xuất các thành viên của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) thông qua một kế hoạch phục hồi 10 năm cho cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu từ năm 2015. Kế hoạch này sẽ nhìn thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - được định nghĩa là những con có trọng lượng dưới 30 kg - Nhật Bản có thể bắt cắt giảm khoảng 4.000 tấn/năm.
Tại một cuộc họp kéo dài 4 ngày dự kiến diễn ra tại Fukuoka, miền tây Nhật Bản, từ ngày 01/ 9, Tokyo cũng sẽ đề nghị một hệ thống cảnh báo nhằm giúp ngăn chặn việc lạm thác. Theo hệ thống, việc báo trước hay cảnh báo sẽ được cấp cho ngư dân địa phương ngay sau khi cơ quan chức năng nhận thấy rằng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh đã đạt mức cao nhất.
Khi sản lượng khai thác đạt 95%, chính phủ sẽ yêu cầu ngư dân đình chỉ hoạt động.
Sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn triệt để hơn ra sau khi kết quả thẩm định độc lập quốc tế năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, loài được đánh giá cao bởi những người yêu thích sushi, đã giảm 96% so với mức ban đầu của họ. Cá chưa trưởng thành của phần lớn các loài bị khai thác đang đẩy chúng tới gần sự tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.