Nhật Bản Đề Xuất Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.
Tokyo – TP tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đã phải miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng đang cạn kiệt.
Nhật Bản có kế hoạch đề xuất trong một hội nghị nghề cá khu vực sắp tới về số lượng cá chưa trưởng thành có thể bị khai thác được cắt giảm một nửa mức trung bình của năm 2002-2004.
Nhật Bản cho biết sẽ đề xuất các thành viên của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) thông qua một kế hoạch phục hồi 10 năm cho cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu từ năm 2015. Kế hoạch này sẽ nhìn thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - được định nghĩa là những con có trọng lượng dưới 30 kg - Nhật Bản có thể bắt cắt giảm khoảng 4.000 tấn/năm.
Tại một cuộc họp kéo dài 4 ngày dự kiến diễn ra tại Fukuoka, miền tây Nhật Bản, từ ngày 01/ 9, Tokyo cũng sẽ đề nghị một hệ thống cảnh báo nhằm giúp ngăn chặn việc lạm thác. Theo hệ thống, việc báo trước hay cảnh báo sẽ được cấp cho ngư dân địa phương ngay sau khi cơ quan chức năng nhận thấy rằng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh đã đạt mức cao nhất.
Khi sản lượng khai thác đạt 95%, chính phủ sẽ yêu cầu ngư dân đình chỉ hoạt động.
Sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn triệt để hơn ra sau khi kết quả thẩm định độc lập quốc tế năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, loài được đánh giá cao bởi những người yêu thích sushi, đã giảm 96% so với mức ban đầu của họ. Cá chưa trưởng thành của phần lớn các loài bị khai thác đang đẩy chúng tới gần sự tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.

Theo các lực lượng chống buôn lậu, tình hình buôn lậu, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép qua địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, và đến thời điểm này buôn lậu gia cầm có chiều hướng “tăng nhiệt”.

Nhằm nâng cao chất lượng đàn bò, tạo hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi bò, thời gian qua, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã triển khai mô hình lai tạo đàn bò, nâng cao tỉ lệ bò lai của địa phương.