Nhật Bản Đề Xuất Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Nhật Bản có kế hoạch đề xuất cắt giảm 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.
Tokyo – TP tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đã phải miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng đang cạn kiệt.
Nhật Bản có kế hoạch đề xuất trong một hội nghị nghề cá khu vực sắp tới về số lượng cá chưa trưởng thành có thể bị khai thác được cắt giảm một nửa mức trung bình của năm 2002-2004.
Nhật Bản cho biết sẽ đề xuất các thành viên của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) thông qua một kế hoạch phục hồi 10 năm cho cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu từ năm 2015. Kế hoạch này sẽ nhìn thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - được định nghĩa là những con có trọng lượng dưới 30 kg - Nhật Bản có thể bắt cắt giảm khoảng 4.000 tấn/năm.
Tại một cuộc họp kéo dài 4 ngày dự kiến diễn ra tại Fukuoka, miền tây Nhật Bản, từ ngày 01/ 9, Tokyo cũng sẽ đề nghị một hệ thống cảnh báo nhằm giúp ngăn chặn việc lạm thác. Theo hệ thống, việc báo trước hay cảnh báo sẽ được cấp cho ngư dân địa phương ngay sau khi cơ quan chức năng nhận thấy rằng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh đã đạt mức cao nhất.
Khi sản lượng khai thác đạt 95%, chính phủ sẽ yêu cầu ngư dân đình chỉ hoạt động.
Sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn triệt để hơn ra sau khi kết quả thẩm định độc lập quốc tế năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, loài được đánh giá cao bởi những người yêu thích sushi, đã giảm 96% so với mức ban đầu của họ. Cá chưa trưởng thành của phần lớn các loài bị khai thác đang đẩy chúng tới gần sự tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Theo lời ông, hai vợ chồng trước đây chuyên sống bằng nghề ruộng rẫy nhưng gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Đã vậy, ông lại không may bị tai biến phải nằm viện suốt 1 năm trời nên khó khăn càng chồng chất. Sau khi khỏi bệnh, ông định tìm một việc gì nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhưng tìm mãi vẫn không được.

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.