Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập nhằng sản phẩm làng nghề xây dựng thương hiệu

Nhập nhằng sản phẩm làng nghề xây dựng thương hiệu
Ngày đăng: 22/10/2015

"Con dấu xác thực"

Ngày nay, những cái tên như dệt thổ cẩm Zara hay đèn lồng… đã không còn xa lạ với thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Thương hiệu làng nghề đang thực sự mang đến cho người dân những cơ hội mới, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập, sinh kế mới, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, trước những thách thức từ bên ngoài thì áp lực về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề đặc trưng địa phương càng cấp bách.

Mới đây, Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam đã tiến hành khai trương nhà trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống, đặc sản Quảng Nam tại Hội An.

Ngoài mục đích trưng bày, giới thiệu những sản phẩm thủ công truyền thống, đặc sản của tỉnh, nơi đây còn thực hiện các hoạt động sáng tác, thiết kế sản phẩm, tổ chức dạy nghề, truyền nghề; thu hút nghệ nhân trong và ngoài tỉnh cùng hợp tác phát triển sản phẩm thủ công truyền thống.

Tuy mới hoạt động chưa lâu nhưng hiện tại mỗi ngày nhà trưng bày đón hàng trăm lượt khách đến tham quan mua hàng lưu niệm cũng như tìm hiểu về các giá trị văn hóa làng nghề xứ Quảng.

 

Sản phẩm từ dệt thổ cẩm Cơ Tu đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Gần đây nhất là cuộc thi "Bình chọn sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng của Quảng Nam" do UBND tỉnh tổ chức, Sở VH-TT&DL làm cơ quan thường trực nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc trưng, khuyến khích các làng nghề tạo dựng nhiều sản phẩm mang dấu ấn Quảng Nam để làm quà lưu niệm cho du khách.

Dù kết quả cuộc thi chưa như kỳ vọng nhưng cũng đã thể hiện sự quyết tâm của các cấp ngành trong việc xây dựng nên những sản phẩm quà tặng du lịch mang thương hiệu Quảng Nam.

Nổi bật nhất chính là việc UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1619 về "Con dấu xác thực" đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Quảng Nam.

Việc xây dựng "Con dấu xác thực" với biểu tượng logo và các tiêu chí khắt khe như sản phẩm phải có ít nhất 50% chi phí lao động bằng thủ công và 50% lao động là công nhân Quảng Nam; có ít nhất 50% chi phí mua nguyên liệu sản xuất được thanh toán cho tập thể, cá nhân, doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất tại Quảng Nam;

Sản phẩm phải thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của Quảng Nam… đã thật sự mang đến những đột phá mới cho sản phẩm lưu niệm địa phương thời gian đến.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín, việc quản lý và khai thác có hiệu quả "Con dấu xác thực" sẽ giúp so sánh và phân biệt được sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ Quảng Nam với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất xứ bên ngoài.

Từ đó thúc đẩy phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh và bảo tồn các giá trị văn hóa, làng nghề địa phương.

"Sự ra đời của con dấu sẽ chứng minh nguồn gốc của món quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ, giúp du khách chọn đúng sản phẩm sản xuất tại địa phương.

Qua đó, góp phần quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đến với khách du lịch trong nước và quốc tế " - ông Chín nhìn nhận.

Xác lập thương hiệuThời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển mỗi xã một sản phẩm.

Cùng với đó, các chương trình khuyến công cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư.

Chỉ riêng 5 năm qua (2011 - 2015), nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đến các địa phương đã đạt gần 34 tỷ đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành công thương tập trung triển khai xây dựng một số xã nghề tại các địa phương nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, qua đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vùng miền, thúc đẩy du lịch phát triển.

Có thể khẳng định, phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu hướng đến của ngành du lịch Quảng Nam cũng như các địa phương nhằm không chỉ giải quyết những vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội mà còn giúp bảo tồn, phát huy tốt các giá trị văn hóa, làng nghề.

Thực tế cho thấy, du lịch làng nghề đang trở thành một trong những loại hình du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách.

TS.Dương Bích Hạnh - Trưởng ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhận xét: "Quảng Nam tuy có nhiều làng nghề nhưng sản phẩm để phục vụ du lịch vẫn còn khá đơn điệu nên phải làm sao xây dựng được nhiều sản phẩm mang bản sắc địa phương, tạo sự đa dạng cho khách lựa chọn chứ không nhất thiết cứ phải là đèn lồng Hội An hay gốm tại đền tháp Mỹ Sơn như hàng bao năm nay.

Đặc biệt, thông qua thương hiệu sản phẩm làng nghề sẽ giúp du khách phân biệt và nhận diện chính xác các giá trị văn hóa, lịch sử của nơi mình đến".

Theo ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương), việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề Quảng Nam là rất cần thiết, nhất là khi Quảng Nam có lợi thế đặc thù của một trung tâm du lịch lớn.

Thông qua hoạt động du lịch sẽ tạo cơ hội để ngành tiểu thủ công nghiệp nói chung và các sản phẩm làng nghề có điều kiện được bảo tồn, phát triển.

"Sản phẩm thủ công lưu niệm nếu được đầu tư sẽ có những lợi ích cụ thể như tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân, qua đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Đặc biệt, sẽ giúp giảm bớt sự khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc cũng như tạo nhiều lựa chọn cho du khách khi đến Quảng Nam" - ông Công phân tích.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Đâu Cần Phải Đi Xa Làm Giàu Đâu Cần Phải Đi Xa

Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.

18/12/2014
Giá Heo Hơi Tiếp Tục Giảm Giá Heo Hơi Tiếp Tục Giảm

Ngoài ra, sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường gần đây vẫn ở mức bình thường, thậm chí có phần yếu do có giá bán cao hơn so với nhiều loại cá, thịt khác. Với nguồn cung dồi dào, cùng xu hướng giảm giá của xăng dầu và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác, giới kinh doanh thịt heo dự đoán, giá heo hơi sẽ có xu hướng bình ổn trong thời gian tới, khó biến động tăng mạnh trở lại dù nhu cầu tiêu thụ thịt heo được dự đoán tăng cao vào dịp lễ, Tết cuối năm.

18/12/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà

Ông Huỳnh Thanh Hải (thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak) bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà từ năm 2011, trên diện tích 1,25 ha đất trồng cà phê già cỗi. Từ 3 nhà lạnh với quy mô 3.500 con/nhà, đến nay ông đã phát triển thành một hệ thống trang trại khép kín với 7 nhà lạnh nuôi gà đẻ trứng; mỗi nhà lạnh có diện tích hơn 500 m2.

18/12/2014
Hiệu Quả Nuôi Bò Vỗ Béo Hiệu Quả Nuôi Bò Vỗ Béo

Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

18/12/2014
Khôi Phục Và Xây Dựng Thương Hiệu Cho Cây Quế Thường Xuân (Thanh Hóa) Khôi Phục Và Xây Dựng Thương Hiệu Cho Cây Quế Thường Xuân (Thanh Hóa)

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

18/12/2014