Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm cùng kỳ năm 2013.
Trong số đó, nhập khẩu mặt hàng thủy sản và thức ăn chăn nuôi có sự gia tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.
Tiếp tục có sự gia tăng, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng Tám ước đạt 323 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt gần 2,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu được nhập từ Achentina (chiếm 33% thị phần), Hoa Kỳ (13,9%) và Trung Quốc (10,7%). Đáng chú ý, tổng kim ngạch nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc trong 7 tháng qua đã tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 171 nghìn tấn với giá trị đạt 45 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm đạt 2,83 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 734 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng và 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Mặt hàng ngô cũng chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil, Ấn Độ và Thái Lan, lần lượt chiếm 48,8%; 20,9% và 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.