Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh
Ngày đăng: 07/09/2015

Cụ thể, thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy khối lượng phân bón nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 2,81 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 882 triệu đô la Mỹ, tăng 13,2% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái,

Riêng đối với mặt hàng phân Urê, trong thời gian này, khối lượng nhập khẩu đạt 215.000 tấn, trị giá đạt 68 triệu đô la Mỹ, tăng đến 81% về khối lượng và 87,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.  

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Nguyễn Trang Nhung, Phó giám đốc Công ty cổ phần phân tích thị trường Agromonitor, cho rằng nhập khẩu phân tăng là do vào thời điểm tháng 5-2015, nhà máy đạm Phú Mỹ đã tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ dẫn đến nguồn cung thị trường nội địa giảm. “Thật sự tôi cũng chưa thống kê chính xác tăng bao nhiêu, nhưng mà chắc chắn tại thời điểm bảo dưỡng nhà máy, nhập khẩu phân bón đã tăng so với trước đó ít nhất là 50%”, bà Nhung cho biết.

Còn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nếu như khối lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 2 và 3 năm 2015 lần lượt đạt khoảng 225.000 và 281.000 tấn, thì bước sang tháng 5 và 6-2015 (tức thời điểm nhà máy đạm Phú Mỹ tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng) khối lượng phân bón nhập khẩu tăng lên rất mạnh, lần lượt đạt khoảng 373.000 và 433.000 tấn, tức tăng khoảng 150.000 tấn so với thời điểm trước đó.

Ngoài lý do nguồn cung thiếu hụt vì nhà máy tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long (không muốn nêu tên), cho rằng xuất khẩu tăng mạnh trong khoảng thời gian này cũng là nguyên nhân khiến khối lượng nhập khẩu tăng theo.

Cụ thế, nếu trong tháng 2-2015, xuất khẩu phân bón cả nước chỉ đạt hơn 27.000 tấn, thì bước sang tháng 5-2015 đã tăng lên đến hơn 73.000 tấn và đạt đỉnh điểm hơn 127.000 tấn vào tháng 6-2015, theo Tổng cục Thống kê.

Ngoài ra, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long (không muốn nêu tên), cho biết việc tăng nhập khẩu, bên cạnh mục đích bổ sung nguồn hàng bị thiếu, thì cũng nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho phía đối tác ở Campuchia.

“Ở trong nước thật sự mình có thiếu, nhưng hợp đồng xuất khẩu đã ký với đối tác đến hạn giao thì bắt buộc mình phải tăng nhập khẩu về để cung cấp cho họ”, vị này giải thích.


Có thể bạn quan tâm

Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

14/03/2014
Gia Tăng Chất Lượng Thành Thục Và Sinh Sản Thông Qua Quản Lý Tôm Bố Mẹ Gia Tăng Chất Lượng Thành Thục Và Sinh Sản Thông Qua Quản Lý Tôm Bố Mẹ

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).

14/03/2014
Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

14/03/2014
Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.

18/02/2014
Người Chăn Nuôi Được Hỗ Trợ Con Giống, Thuốc Thú Y Người Chăn Nuôi Được Hỗ Trợ Con Giống, Thuốc Thú Y

Ngày 13-3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy ý kiến các địa phương về mức hỗ trợ hộ nông dân chăn nuôi. Chính sách đó gồm hỗ trợ về giống, thuốc thú y, môi trường chuồng trại, đào tạo tập huấn cho nông dân.

14/03/2014