Nhập khẩu phân bón tăng mạnh

Cụ thể, thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy khối lượng phân bón nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 2,81 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 882 triệu đô la Mỹ, tăng 13,2% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái,
Riêng đối với mặt hàng phân Urê, trong thời gian này, khối lượng nhập khẩu đạt 215.000 tấn, trị giá đạt 68 triệu đô la Mỹ, tăng đến 81% về khối lượng và 87,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Nguyễn Trang Nhung, Phó giám đốc Công ty cổ phần phân tích thị trường Agromonitor, cho rằng nhập khẩu phân tăng là do vào thời điểm tháng 5-2015, nhà máy đạm Phú Mỹ đã tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ dẫn đến nguồn cung thị trường nội địa giảm. “Thật sự tôi cũng chưa thống kê chính xác tăng bao nhiêu, nhưng mà chắc chắn tại thời điểm bảo dưỡng nhà máy, nhập khẩu phân bón đã tăng so với trước đó ít nhất là 50%”, bà Nhung cho biết.
Còn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nếu như khối lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 2 và 3 năm 2015 lần lượt đạt khoảng 225.000 và 281.000 tấn, thì bước sang tháng 5 và 6-2015 (tức thời điểm nhà máy đạm Phú Mỹ tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng) khối lượng phân bón nhập khẩu tăng lên rất mạnh, lần lượt đạt khoảng 373.000 và 433.000 tấn, tức tăng khoảng 150.000 tấn so với thời điểm trước đó.
Ngoài lý do nguồn cung thiếu hụt vì nhà máy tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long (không muốn nêu tên), cho rằng xuất khẩu tăng mạnh trong khoảng thời gian này cũng là nguyên nhân khiến khối lượng nhập khẩu tăng theo.
Cụ thế, nếu trong tháng 2-2015, xuất khẩu phân bón cả nước chỉ đạt hơn 27.000 tấn, thì bước sang tháng 5-2015 đã tăng lên đến hơn 73.000 tấn và đạt đỉnh điểm hơn 127.000 tấn vào tháng 6-2015, theo Tổng cục Thống kê.
Ngoài ra, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long (không muốn nêu tên), cho biết việc tăng nhập khẩu, bên cạnh mục đích bổ sung nguồn hàng bị thiếu, thì cũng nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho phía đối tác ở Campuchia.
“Ở trong nước thật sự mình có thiếu, nhưng hợp đồng xuất khẩu đã ký với đối tác đến hạn giao thì bắt buộc mình phải tăng nhập khẩu về để cung cấp cho họ”, vị này giải thích.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.