Nhập Khẩu Phân Bón Giảm Mạnh Về Lượng Và Giá Trị

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 9/2014 đạt 417 nghìn tấn với giá trị 148 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 9 tháng năm 2014 đạt gần 2,91 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu đạt 938 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 26,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 151 nghìn tấn với giá trị 46 triệu USD, giảm mạnh cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2014 với mức giảm lần lượt là 73,8% và 76,4%; khối lượng nhập khẩu phân SA ước đạt 730 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu 98 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm mạnh 36% về giá trị.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Người tiêu dùng thích mua thịt heo sạch, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.

Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.

Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.