Nhập Khẩu Phân Bón Giảm Mạnh Về Lượng Và Giá Trị

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 9/2014 đạt 417 nghìn tấn với giá trị 148 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 9 tháng năm 2014 đạt gần 2,91 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu đạt 938 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 26,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 151 nghìn tấn với giá trị 46 triệu USD, giảm mạnh cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2014 với mức giảm lần lượt là 73,8% và 76,4%; khối lượng nhập khẩu phân SA ước đạt 730 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu 98 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm mạnh 36% về giá trị.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với DĐDN, TS Đặng Kim Sơn - Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển NN- NT khẳng định:

Các địa phương có thốt nốt thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.

Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm từ các nước có sản phẩm xuất khẩu vào Úc đã phát hiện, cá rô phi của Việt Nam có chất cấm.

Giữa tháng 9-2015, một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng nguyên nhân đùi gà Mỹ bán giá rẻ trên thị trường Việt Nam có thể là do có sự gian lận thương mại giữa các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam và đối tác xuất khẩu thịt gà của Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.