Nhập khẩu phân bón 9 tháng tăng nhẹ

Tháng 9 năm 2015, ước sản lượng tiêu thụ phân đạm ure đạt 209,3 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Phân NPK đạt sản lượng tiêu thụ khoảng 204,8 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng ure ước đạt 65,1 nghìn tấn, tăng 33,1% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 143,9 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính trong 9 tháng năm 2015, ước sản lượng phân đạm ure đạt 1.594,5 nghìn tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2014. Phân NPK đạt sản lượng tiêu thụ khoảng 1.863,7 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.
Riêng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân ure ước đạt 438,4 nghìn tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 1.332,7 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu phân bón 9 tháng tăng 8,4% về số lượng và 5,6% về trị giá.
Bộ Công thương cho biết việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhândân tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/-3% và tăng tỷ giá thêm 1% khiến thị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung, giá các loại ure trong nước và ure nhập khẩu hầu như không có sự chênh lệch.
Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường phân bón sẽ ổn định, nguồn cung dồi dào hơn bởi các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định qua thời gian bảo trì.
Hơn nữa, cả nước chỉ còn một vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón không nhiều. Việc các nhà máy đi vào hoạt động ổn định cũng góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu nhiều như thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt, người dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang phải gồng mình chống hạn. Đặc biệt, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Điều kiện khí hậu tại TP.HCM nóng ẩm quanh năm, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây rau, do vây cây rau được trồng quanh năm và càng ngày có nhiều vùng sản xuất tập trung.

Tái cơ cấu nông nghiệp là gì, những việc gì cần làm ngay, ưu tiên làm gì trước, tái cơ cấu vào đâu?... là những câu hỏi nhiều ngành từ T.Ư đến địa phương đang đặt ra hiện nay.

Từ xã vùng núi khó khăn, sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã bứt phá về đích ngoạn mục, làm tấm gương sáng cho các xã trong và ngoài huyện học tập.

Được thực hiện từ năm 2007, đến nay, chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã đi vào cuộc sống của người dân thuộc những vùng khó khăn, đang hàng ngày trực tiếp tham gia trồng và bảo vệ rừng.