Nhập Khẩu Nguyên Liệu Nông Nghiệp Từ Trung Quốc Gia Tăng

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang nắm giữ phần lớn thị phần thức ăn chăn nuôi - Ảnh minh họa: Ngọc Thắng
Trong đó riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm đến 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra nguồn phân bón nhập khẩu cũng chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 51,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước tính giá trị nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 697 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 52,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đã tăng 5%
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141128/nhap-khau-nguyen-lieu-nong-nghiep-tu-trung-quoc-gia-tang.aspx
Có thể bạn quan tâm

Vụ ớt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thẳng thắn thừa nhận là mất mùa. Thất bát trong trồng trọt là điều khó tránh khỏi, nhất là vụ ớt đã gặp phải một mùa nắng nóng đỉnh điểm.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.