Nhập khẩu ngô tăng gần 50% so với 2014

Khối lượng nhập khẩu mặt hàng ngô trong 8 tháng năm 2015 đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Được thống kê tách biệt với ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, theo ước tính khối lượng nhập khẩu của ngành hàng ngô trong tháng 8/2015 đã đạt 537.000 tấn với giá trị đạt 115 triệu USD.
Lũy kế 8 tháng qua, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 50,1% và 43,9% tổng giá trị nhập khẩu.
Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Argentina, theo so sánh của Bộ NN&PTNT thì tỉ lệ tăng này đã lên đến hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng năm 2015 vào khoảng 15,33 tỉ USD, tăng 7,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Riêng ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị nhập khẩu trong tháng 8 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 8 tháng năm 2015 đạt 2,25 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina (chiếm 39,3% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (15,7%), Brazil (8,0%) và Trung Quốc (6,2%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Áo (hơn 68 lần).
Bên cạnh hai nhóm hàng trên, nhiều ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 8 tháng vừa qua như cao su (tăng 24,4% về khối lượng và tăng 7,2% về giá trị); phân bón (tăng 13,2% về khối lượng và tăng 11,8% về giá trị); hạt điều (tăng 68,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị)…
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.

Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.