Nhập khẩu ngô tăng gần 50% so với 2014

Khối lượng nhập khẩu mặt hàng ngô trong 8 tháng năm 2015 đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Được thống kê tách biệt với ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, theo ước tính khối lượng nhập khẩu của ngành hàng ngô trong tháng 8/2015 đã đạt 537.000 tấn với giá trị đạt 115 triệu USD.
Lũy kế 8 tháng qua, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 50,1% và 43,9% tổng giá trị nhập khẩu.
Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Argentina, theo so sánh của Bộ NN&PTNT thì tỉ lệ tăng này đã lên đến hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng năm 2015 vào khoảng 15,33 tỉ USD, tăng 7,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Riêng ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị nhập khẩu trong tháng 8 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 8 tháng năm 2015 đạt 2,25 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina (chiếm 39,3% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (15,7%), Brazil (8,0%) và Trung Quốc (6,2%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Áo (hơn 68 lần).
Bên cạnh hai nhóm hàng trên, nhiều ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 8 tháng vừa qua như cao su (tăng 24,4% về khối lượng và tăng 7,2% về giá trị); phân bón (tăng 13,2% về khối lượng và tăng 11,8% về giá trị); hạt điều (tăng 68,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị)…
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Công ty Rijk Zwaan sẽ phối hợp với các hộ nông dân Đà Lạt hình thành một cơ sở trồng và nghiên cứu các loại giống rau Đà Lạt và giống ngoại nhập (khoảng 3 - 5ha), đồng thời sẽ lập một trang trại chuyên sản xuất hạt giống, đặc biệt là hạt giống rau, để cung cấp cho Việt Nam và xuất khẩu (khoảng 15 - 20ha).

Ban Quản lý cũng đang xúc tiến làm việc với các đơn vị để tiếp nhận khu đất khoảng 180ha tại Nông trường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) để xây dựng Khu NNCNC chuyên về chăn nuôi, chủ yếu nghiên cứu phát triển giống heo, bò…

Xã Ba Trại thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) với thương hiệu chè sạch truyền thống. Chè sạch Ba Trại đã được chứng nhận thương hiệu cách đây 4 năm nhưng người nông dân nơi đây vẫn đang vất vả tìm đường cho sản phẩm truyền thống của mình, nơi mà một thị trường rộng lớn chỉ cách 60km...

Với việc Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gene, đại diện Hội đồng ATSH cho rằng, chỉ còn một thủ tục là đăng ký giống với Bộ NNPTNT để tiến hành khảo nghiệm kết hợp diện hẹp, diện rộng một vụ nữa là nông dân sẽ được trồng loại cây này.

Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.