Nhập khẩu ngô tăng gần 50% so với 2014

Khối lượng nhập khẩu mặt hàng ngô trong 8 tháng năm 2015 đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Được thống kê tách biệt với ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, theo ước tính khối lượng nhập khẩu của ngành hàng ngô trong tháng 8/2015 đã đạt 537.000 tấn với giá trị đạt 115 triệu USD.
Lũy kế 8 tháng qua, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 50,1% và 43,9% tổng giá trị nhập khẩu.
Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Argentina, theo so sánh của Bộ NN&PTNT thì tỉ lệ tăng này đã lên đến hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng năm 2015 vào khoảng 15,33 tỉ USD, tăng 7,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Riêng ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị nhập khẩu trong tháng 8 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 8 tháng năm 2015 đạt 2,25 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina (chiếm 39,3% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (15,7%), Brazil (8,0%) và Trung Quốc (6,2%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Áo (hơn 68 lần).
Bên cạnh hai nhóm hàng trên, nhiều ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 8 tháng vừa qua như cao su (tăng 24,4% về khối lượng và tăng 7,2% về giá trị); phân bón (tăng 13,2% về khối lượng và tăng 11,8% về giá trị); hạt điều (tăng 68,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị)…
Có thể bạn quan tâm

Trong hoạt động kiểm tra giám sát ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì thành lập 4 đoàn liên ngành thanh tra 80 cơ sở, phát hiện 48 cơ sở vi phạm, xử lý 41 cơ sở với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng, đình chỉ 4 cơ sở...

Theo tin từ TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) đang tiến hành mở 3 lớp tập huấn cho 91 cán bộ kỹ thuật của 19 công ty thành viên thuộc Vinafood 2 về nghiệp vụ quản lý cánh đồng lớn (CĐL).

Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...

Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.