Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu ngô tăng gần 50% so với 2014

Nhập khẩu ngô tăng gần 50% so với 2014
Ngày đăng: 28/08/2015

Khối lượng nhập khẩu mặt hàng ngô trong 8 tháng năm 2015 đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Được thống kê tách biệt với ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, theo ước tính khối lượng nhập khẩu của ngành hàng ngô trong tháng 8/2015 đã đạt 537.000 tấn với giá trị đạt 115 triệu USD.

Lũy kế 8 tháng qua, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 50,1% và 43,9% tổng giá trị nhập khẩu.

Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Argentina, theo so sánh của Bộ NN&PTNT thì tỉ lệ tăng này đã lên đến hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng năm 2015 vào khoảng 15,33 tỉ USD, tăng 7,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.

Riêng ngành hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị nhập khẩu trong tháng 8 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 8 tháng năm 2015 đạt 2,25 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina (chiếm 39,3% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (15,7%), Brazil (8,0%) và Trung Quốc (6,2%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là Áo (hơn 68 lần).

Bên cạnh hai nhóm hàng trên, nhiều ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 8 tháng vừa qua như cao su (tăng 24,4% về khối lượng và tăng 7,2% về giá trị); phân bón (tăng 13,2% về khối lượng và tăng 11,8% về giá trị); hạt điều (tăng 68,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị)…


Có thể bạn quan tâm

Kỳ Vọng Vào Dự Án Nâng Cấp Chuỗi Giá Trị Kỳ Vọng Vào Dự Án Nâng Cấp Chuỗi Giá Trị

Đối với củ hành tím lẫn artemia, thế mạnh lớn nhất chính là nguồn giống được sản xuất tại địa phương và điều kiện về đất đai, nguồn nước phù hợp cho sự phát triển. Vì thế, sau cây lúa ST5, hành tím và artemia Vĩnh Châu được “Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” chọn xây dựng nâng cấp chuỗi giá trị từ nay đến năm 2016.

12/06/2013
Nông Dân Thấp Thỏm Với Giá Rau Nông Dân Thấp Thỏm Với Giá Rau

Những ngày qua ở Hà Nội, thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen những trận mưa khiến cho việc sản xuất rau của người dân các vùng rau ngoại thành gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá rau lên xuống thất thường và giảm mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nên thu nhập của người trồng rau giảm rõ rệt.

12/06/2013
Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu - Cách Làm Giàu Mới Của Nông Dân Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu - Cách Làm Giàu Mới Của Nông Dân

Anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên.

12/06/2013
Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.

12/06/2013
Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

13/06/2013