Nhập khẩu nghêu của Mỹ có xu hướng chững lại

Riêng mặt hàng nghêu, Mỹ hiện NK nghêu từ 18 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nước XK nghêu lớn nhất vào Mỹ với khối lượng trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 10.464 tấn, trị giá 21,17 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Canada là nước XK nghêu lớn thứ hai vào Mỹ với khối lượng 2.268 tấn, trị giá 16,08 triệu USD, tăng 27,9% về khối lượng và tăng 18,01% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam là nước XK nghêu lớn thứ 3 vào thị trường Mỹ với khối lượng trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1.212 tấn, trị giá 3,07 triệu USD, giảm 7,4% về khối lượng và giảm 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá trung bình nghêu Việt Nam XK sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay đạt 2,53 USD/kg, giảm so với mức giá 2,76 USD/kg của cùng kỳ năm 2014.
8 tháng đầu năm nay, Mỹ NK tổng cộng 16.316 tấn nghêu các loại, trị giá 48,59 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP cho biết, NK nghêu của Mỹ từ các nước hiện cũng đang có xu hướng chững lại do nghề nuôi nghêu biển phát triển mạnh, tăng trưởng 8%/năm.
Có thể bạn quan tâm

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?

Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.