Nhập Khẩu Hoa Quả Chất Lượng Cao Tăng Mạnh

7 tháng đầu năm 2014, lượng hoa quả NK từ Trung Quốc ước giảm tới 50% so với cùng kỳ nhiều năm. Thay vào đó, hoa quả NK từ các thị trường có chất lượng cao đang có xu hướng tăng mạnh.
* Táo chất lượng cao chủ yếu nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Canada...
Tổng hợp của Cục BVTV cho thấy 7 tháng đầu năm 2014, tổng lượng rau quả NK vào Việt Nam ước khoảng 400 nghìn tấn. Với mức này, lượng rau quả được NK về Việt Nam cơ bản không có nhiều biến động so với các năm.
Tuy nhiên trong cơ cấu các thị trường NK rau quả vào Việt Nam, đang có sự đảo chiều rõ rệt theo hướng giảm mạnh lượng rau quả NK từ Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng hoa quả, nhất là táo.
Cụ thể, theo Cục BVTV, từ đầu năm đến hết tháng 7/2014, trong số gần 40 nghìn tấn táo NK vào Việt Nam, chỉ có khoảng hơn 22 nghìn tấn được NK từ Trung Quốc, giảm 50% so với trung bình nhiều năm gần đây.
Trong khi đó, lượng táo NK từ các thị trường có chất lượng cao như Mỹ, Úc, Newzealand, Canada... đang có xu hướng tăng mạnh, với tổng lượng NK 7 tháng đầu năm ước đạt gần 42% (Mỹ hơn 10 nghìn tấn, New Zealand gần 3,5 nghìn tấn, Úc 2 nghìn tấn, Chi lê gần 1,2 nghìn tấn...).
Táo NK từ các thị trường này đa số qua cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục BVTV, không chỉ có táo, nhiều mặt hàng hoa quả từ các thị trường chất lượng cao, không trồng được ở Việt Nam như nho, kiwi, lê... cũng ngày càng có xu hướng NK tăng khá mạnh vào Việt Nam khi từ đầu năm đến nay, số lượng các DN đăng ký NK hoa quả từ các nước như Mỹ, New Zealand, Úc, Canada... tăng khá mạnh so với mọi năm.
Trong khi đó, lượng DN đăng ký NK hoa quả từ Trung Quốc gần như không tăng. Theo ông Trung, do nguồn gốc hoa quả NK vào Việt Nam có xuất xứ từ các thị trường được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng ATTP, xuất xứ hàng hóa nên số trường hợp vi phạm về kiểm dịch thực vật (KDTV), ATTP cũng giảm mạnh.
Cụ thể từ đầu năm đến nay, chưa phát hiện lô hàng hoa quả nào NK về dính vi phạm về yêu cầu KDTV. Điều này cũng cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng hướng đến các loại hoa quả chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước khó tính.
Trong khi đó Cục BVTV cũng cho biết, tín hiệu vui cho hàng rau quả Việt Nam là trong 7 tháng đầu năm nay, lượng XK của mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc vẫn tương đối ổn định so với các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...

Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.

Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.