Nhập Khẩu Hoa Quả Chất Lượng Cao Tăng Mạnh

7 tháng đầu năm 2014, lượng hoa quả NK từ Trung Quốc ước giảm tới 50% so với cùng kỳ nhiều năm. Thay vào đó, hoa quả NK từ các thị trường có chất lượng cao đang có xu hướng tăng mạnh.
* Táo chất lượng cao chủ yếu nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Canada...
Tổng hợp của Cục BVTV cho thấy 7 tháng đầu năm 2014, tổng lượng rau quả NK vào Việt Nam ước khoảng 400 nghìn tấn. Với mức này, lượng rau quả được NK về Việt Nam cơ bản không có nhiều biến động so với các năm.
Tuy nhiên trong cơ cấu các thị trường NK rau quả vào Việt Nam, đang có sự đảo chiều rõ rệt theo hướng giảm mạnh lượng rau quả NK từ Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng hoa quả, nhất là táo.
Cụ thể, theo Cục BVTV, từ đầu năm đến hết tháng 7/2014, trong số gần 40 nghìn tấn táo NK vào Việt Nam, chỉ có khoảng hơn 22 nghìn tấn được NK từ Trung Quốc, giảm 50% so với trung bình nhiều năm gần đây.
Trong khi đó, lượng táo NK từ các thị trường có chất lượng cao như Mỹ, Úc, Newzealand, Canada... đang có xu hướng tăng mạnh, với tổng lượng NK 7 tháng đầu năm ước đạt gần 42% (Mỹ hơn 10 nghìn tấn, New Zealand gần 3,5 nghìn tấn, Úc 2 nghìn tấn, Chi lê gần 1,2 nghìn tấn...).
Táo NK từ các thị trường này đa số qua cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục BVTV, không chỉ có táo, nhiều mặt hàng hoa quả từ các thị trường chất lượng cao, không trồng được ở Việt Nam như nho, kiwi, lê... cũng ngày càng có xu hướng NK tăng khá mạnh vào Việt Nam khi từ đầu năm đến nay, số lượng các DN đăng ký NK hoa quả từ các nước như Mỹ, New Zealand, Úc, Canada... tăng khá mạnh so với mọi năm.
Trong khi đó, lượng DN đăng ký NK hoa quả từ Trung Quốc gần như không tăng. Theo ông Trung, do nguồn gốc hoa quả NK vào Việt Nam có xuất xứ từ các thị trường được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng ATTP, xuất xứ hàng hóa nên số trường hợp vi phạm về kiểm dịch thực vật (KDTV), ATTP cũng giảm mạnh.
Cụ thể từ đầu năm đến nay, chưa phát hiện lô hàng hoa quả nào NK về dính vi phạm về yêu cầu KDTV. Điều này cũng cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng hướng đến các loại hoa quả chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước khó tính.
Trong khi đó Cục BVTV cũng cho biết, tín hiệu vui cho hàng rau quả Việt Nam là trong 7 tháng đầu năm nay, lượng XK của mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc vẫn tương đối ổn định so với các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.

Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày. Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc. Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, k

Theo thương lái và DN buôn bán lúa gạo trong vùng, gạo xuất tiểu ngạch giống như sự khuấy động thị trường, chỉ lợi trước mắt chứ không phải là cách làm ăn lâu bền.

Tại Diễn đàn Đối thoại và triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam do Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 1-12, các chuyên gia cảnh báo nếu không khắc phục các hạn chế trên thì cà phê Việt Nam sẽ đánh mất vị trí này.

Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho hay đã chấp nhận bán lỗ nhưng rất khó bán hoặc thương lái chỉ mua số lượng rất nhỏ.