Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế

Tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi.
Đặc điểm của bông châu Phi là chất lượng khá tốt, tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, cường lực và độ chín tương đối tốt, giá cả hợp lý. Vì vậy, trong khi sản xuất bông trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may, thị trường bông châu Phi vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên, hầu hết các DN Việt Nam đều phải nhập bông qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ khiến giá nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp. Việc phản hồi chất lượng bông đến nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian vì phải thực hiện qua bên thứ ba. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của nhà nhập khẩu.
Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013, cả nước đã nhập khẩu 581.179 tấn bông với trị giá 1,17 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó nhập khẩu bông từ châu Phi thường chiếm 50% về số lượng, với kim ngạch đạt 266,5 triệu USD năm 2013, tăng 83% so với năm 2012.
Ngoài ra, DN Việt Nam còn gặp khó khăn như thiếu hệ thống ngân hàng hỗ trợ giao dịch, thiếu hệ thống logistic phù hợp, chi phí vận chuyển cao và vẫn xảy ra tình trạng lừa đảo thương mại, không tôn trọng hợp đồng, các rào cản về văn hóa, ngôn ngữ...
Để giải quyết những khó khăn trên, tháng 8/2011, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn khảo sát thị trường bông tại Mali và Burkina Faso, tổ chức Hội thảo “Chuỗi giá trị và minh bạch thị trường- thúc đẩy xuất khẩu bông của các nước Đông và Nam Phi sang Việt Nam” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2013, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng thương mại của châu Phi tại Việt Nam và Cameroon để tạo điều kiện cho hai bên thiết lập quan hệ hợp tác, giúp DN thuận lợi trong khâu thanh toán. Dự kiến, cuộc gặp giữa các ngân hàng lần 3 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6/2014.
Trong thời gian tới, các DN Việt Nam cần xem xét phương hướng liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện, đầu tư chế biến sang thị trường châu Phi, tạo thuận lợi cho việc giao dịch trực tiếp và tận dụng nguồn nhân công lành nghề, nguyên liệu dồi dào của địa phương, khai thác những lợi thế về thuế quan mà các nước châu Phi được hưởng để xuất khẩu hàng sang EU, Mỹ và những nước khác trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.

Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi

Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.