Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế

Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế
Ngày đăng: 23/05/2014

Tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi.

Đặc điểm của bông châu Phi là chất lượng khá tốt, tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, cường lực và độ chín tương đối tốt, giá cả hợp lý. Vì vậy, trong khi sản xuất bông trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may, thị trường bông châu Phi vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp (DN).

Tuy nhiên, hầu hết các DN Việt Nam đều phải nhập bông qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ khiến giá nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp. Việc phản hồi chất lượng bông đến nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian vì phải thực hiện qua bên thứ ba. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của nhà nhập khẩu.

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013, cả nước đã nhập khẩu 581.179 tấn bông với trị giá 1,17 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó nhập khẩu bông từ châu Phi thường chiếm 50% về số lượng, với kim ngạch đạt 266,5 triệu USD năm 2013, tăng 83% so với năm 2012.

Ngoài ra, DN Việt Nam còn gặp khó khăn như thiếu hệ thống ngân hàng hỗ trợ giao dịch, thiếu hệ thống logistic phù hợp, chi phí vận chuyển cao và vẫn xảy ra tình trạng lừa đảo thương mại, không tôn trọng hợp đồng, các rào cản về văn hóa, ngôn ngữ...

Để giải quyết những khó khăn trên, tháng 8/2011, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn khảo sát thị trường bông tại Mali và Burkina Faso, tổ chức Hội thảo “Chuỗi giá trị và minh bạch thị trường- thúc đẩy xuất khẩu bông của các nước Đông và Nam Phi sang Việt Nam” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2013, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng thương mại của châu Phi tại Việt Nam và Cameroon để tạo điều kiện cho hai bên thiết lập quan hệ hợp tác, giúp DN thuận lợi trong khâu thanh toán. Dự kiến, cuộc gặp giữa các ngân hàng lần 3 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6/2014.

Trong thời gian tới, các DN Việt Nam cần xem xét phương hướng liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện, đầu tư chế biến sang thị trường châu Phi, tạo thuận lợi cho việc giao dịch trực tiếp và tận dụng nguồn nhân công lành nghề, nguyên liệu dồi dào của địa phương, khai thác những lợi thế về thuế quan mà các nước châu Phi được hưởng để xuất khẩu hàng sang EU, Mỹ và những nước khác trong khu vực.


Có thể bạn quan tâm

Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

14/08/2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

14/08/2015
Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

14/08/2015
Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.

14/08/2015
Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

14/08/2015