Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhanh Chóng Dập Tắt Dịch Tai Xanh, Lở Mồm Long Móng

Nhanh Chóng Dập Tắt Dịch Tai Xanh, Lở Mồm Long Móng
Ngày đăng: 26/04/2013

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Theo đó, các tỉnh đang có dịch là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải tổ chức công bố dịch theo đúng quy định để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.

Nghiêm cấm triệt để việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ đối với gia súc trên địa bàn các huyện, thị xã có dịch lở mồm long móng và đối với lợn trên địa bàn các huyện có dịch tai xanh; đồng thời chỉ đạo chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Các tỉnh đang có dịch tạm dừng việc cấp phép vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn tỉnh. Đồng thời, thành lập các đội cơ động liên ngành để kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Giao chính quyền cấp xã, thôn nơi có ổ dịch tổ chức quản lý chặt ổ dịch, thiết lập đủ các chốt chặn các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã và giao cho lực lượng công an, dân quân kiểm soát không để thương lái và người dân vận chuyển, bán chạy gia súc bệnh.

Tại các chốt chặn phải có hố vôi đủ rộng để tiêu độc hết vòng bánh xe đi qua, phải có bình phun động cơ và hóa chất để khử trùng các phương tiện, dụng cụ nhốt giữ gia súc theo quy định;

Các địa phương này cũng phải hoàn thành việc tiêm bao vây các ổ dịch theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y và tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn có dịch; lấy mẫu bệnh phẩm gửi phòng thí nghiệm để xác định loại vi rút gây bệnh lở mồm long móng và bệnh tai xanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương chưa có dịch cần chỉ đạo chính quyền các cấp, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác phòng dịch lây lan vào địa bàn; chủ động rà soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia súc, nơi có ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời; lấy mẫu bệnh phẩm gửi phòng thí nghiệm để xác định loại vi rút gây bệnh lở mồm long móng và bệnh tai xanh.

Ngoài ra, các địa phương tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động phòng dịch, khi phát hiện gia súc mắc bệnh, chết phải báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y xử lý, không vứt xác gia súc bừa bãi làm dịch lây lan. Công khai mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ đối với gia súc bị tiêu hủy để tăng cường sự hợp tác từ phía người chăn nuôi.

Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện nhiều ổ dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại 3 tỉnh trên, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện tại 14 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã làm hơn 380 con lợn và gần 200 con trâu, bò mắc bệnh.

Đặc biệt, các mẫu bệnh phẩm tại Hà Tĩnh cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút lở mồm long móng loại A, chủng vi rút đã lâu không xuất hiện trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch

Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.

19/09/2016
Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

20/09/2016
Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

20/09/2016
Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

20/09/2016
Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

20/09/2016