Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Tam Hiệp... Tỏa Hương Xa

Nhãn Tam Hiệp... Tỏa Hương Xa
Ngày đăng: 07/11/2014

Dẫu còn phải lụy phà giang nhưng người dân ở cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đang có một niềm vui mới to lớn hơn. Đó là trong tương lai không xa, trái nhãn nơi đây sẽ xuất sang Mỹ.

Cây nhãn chiếm 95% diện tích

Nếu Bến Tre được mệnh danh là xứ Dừa thì cồn Tam Hiệp có thể được xem là “miệt” nhãn. Nói như vậy quả không ngoa, bởi nếu từ trên cao nhìn xuống hoặc len lỏi khắp các con đường trên đất cồn, chúng ta đều thấy cây nhãn phủ khắp, trùng điệp. Theo ông Phạm Hồng Tươi - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, tổng diện tích tự nhiên của cồn trên 550 ha, trong đó 95% là đất trồng nhãn, sản lượng trung bình hàng năm đạt 4 ngàn tấn.

Khởi đầu từ nhãn long, sau đó là tiêu huế (còn gọi là nhãn da bò) rồi đến nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Ido. Trước khi có nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu huế từng có giai đoạn làm “làm mưa làm gió” với giá từ 30 đến 40 ngàn đồng/kg. Kinh tế trên vùng đất cồn bắt đầu “cất cánh” từ đó.

Sau này, giống nhãn xuồng cơm vàng xuất hiện, với chất lượng cao hơn, giá gấp 2 đến 4 lần so với nhãn tiêu huế. Hiện nay, người dân vẫn trồng xen cả hai loại nhãn trên bởi nhãn tiêu huế cho năng suất cao hơn nhiều lần so với nhãn xuồng, ngược lại nhãn xuồng cơm vàng được giá thị trường cao gấp 2 đến 4 lần so với nhãn tiêu huế.

Hiện tại, nhãn tiêu huế có giá 15 ngàn đồng/kg, nhãn xuồng cơm vàng là 45 ngàn đồng/kg. Có thời điểm, nhãn xuồng cơm vàng đã đạt mức kỷ lục với giá 65 ngàn đồng/kg. Giá trị kinh tế chủ lực từ cây nhãn đã giúp người dân trên đất cồn nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện về vật chất và tinh thần. Theo ông Phạm Hồng Tươi, ước tính đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 29 triệu đồng/người/năm, đạt trước so với kế hoạch năm 2014.

Đủ điều kiện vào “cửa” thị trường khó tính

Ông Nguyễn Ngọc Hữu là một trong những nông dân gắn bó với cây nhãn ngay từ điểm đầu cây nhãn xuất hiện trên đất cồn. Ông phấn khởi cho biết: “Chúng tôi vui nức lòng khi nghe thông tin trái nhãn đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ. Trước đây, trái nhãn đi xa nhất là Trung Quốc nên giá khá bấp bênh. Nay nhãn được xuất khẩu qua Mỹ, nông dân sẽ dùng kỹ thuật rải vụ để lúc nào cũng có hàng...”.

Khu vườn hơn 2 hecta trồng nhãn của ông Hữu vừa được ông Thomas P.Sutton - Chuyên gia cao cấp về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm và tấm tắc khen ngợi. Sau khi dùng thử sản phẩm của nhà vườn, chất lượng trái nhãn đã được ông Thomas đánh giá là quá “tuyệt vời”. Chỉ còn đợi Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ cấp mã số cho nhà máy chiếu xạ nữa là trái nhãn sẽ hoàn thành quy trình xử lý để xuất khẩu vào thị trường này.

Đó là thành quả của quá trình kiên trì gắn bó và không ngừng nỗ lực chăm sóc cây nhãn của người dân đất cồn hàng chục năm qua. Có được thành quả ấy cũng phải kể đến công lao của người dành nhiều năm tìm hướng đi mới cho trái nhãn Bến Tre. Người nông dân có nhiều tâm huyết ấy là anh Nguyễn Hữu Tâm (xã Tiên Long, huyện Châu Thành).

Anh là người đã sáng lập tổ hợp tác nhãn Tam Hiệp, giới thiệu với bà con phương pháp sản xuất trái cây sạch để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo anh, việc làm này chỉ đơn giản là: “Góp gạo đổ thêm vào lu của bà con”. Trước đó, anh Tâm đã thành công trong việc đưa trái chôm chôm Bến Tre sang Mỹ.

Ông Phạm Hồng Tươi - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết, tổ hợp tác trồng nhãn ban đầu được thành lập với 37ha, gồm 18 hộ trồng nhãn. Hiện đã mở rộng trên 200 ha, với hơn 90 hộ. Tất cả những hộ này đều đã được tập huấn trồng nhãn theo quy trình sản xuất sạch, tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật và bảo đảm an toàn thực phẩm. Xã cũng đang xây dựng khu vườn mẫu nhãn. Mỗi ấp đều thành lập tổ hợp tác để hướng dẫn người dân quy trình sản xuất sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính.

“Người dân bây giờ có nhiều cái hay lắm. Với kỹ thuật rải vụ, thời điểm nào cũng có nhãn để bán. Nhìn màu lá sẽ có thể điều chỉnh sao cho năng suất trái cao hơn. Đặc biệt, hầu hết người trồng nhãn đều biết cách điều trị bệnh chổi rồng ngay từ lúc nhiễm mầm bệnh, không để ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kể cả ý thức sử dụng phân hữu cơ, cách ly thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn thực phẩm... của người dân cũng được nâng cao” - ông Nguyễn Ngọc Hữu chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

19/01/2015
Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.

19/01/2015
Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...

19/01/2015
Giống Táo Mới Cho Thu Hoạch Cao Gấp 3 Lần Giống Táo Mới Cho Thu Hoạch Cao Gấp 3 Lần

Theo đánh giá của bà con nông dân, đây là giống táo phù hợp với đồng đất của địa phương, có khả năng cho quả ngay từ năm đầu. So với các giống táo khác, táo Đài Loan BG1 chín muộn hơn và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao hơn. Đa số người trồng mong muốn tiếp tục được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.

19/01/2015
Thanh Long Nghịch Vụ Trúng Mùa, Được Giá Thanh Long Nghịch Vụ Trúng Mùa, Được Giá

Giá bán thanh long nghịch vụ (xông đèn) hiện nay đứng ở mức 13.000 đồng - 15.000 đồng/kg. Gíá thành 1kg thanh long nghịch vụ khoảng 7.000 đồng. Như vậy, người trồng thanh long nghịch vụ lãi bình quân 6.000 đồng - 8.000/kg. Một công (1.000 m2) trồng thanh long nghịch vụ cho năng suất khoảng 2 tấn trái, người trồng thanh long lãi khoảng 12 triệu đồng - 16 triệu đồng. Một năm người trồng có thể thu hoạch từ 2 - 3 đợt thanh long nghịch vụ.

19/01/2015