Nhân Rộng Mô Hình Tổ, Đội Khai Thác Trên Biển

Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đang tích cực triển khai thực hiện mô hình tổ, đội khai thác hải sản trên biển nhằm tăng năng lực đánh bắt và bảo vệ tốt vùng biển quốc gia.
Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.
Đồng thời tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức tổng kết và phổ biến các bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai mô hình tổ, đội và lựa chọn các mô hình hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức tập huấn cho các thuyền trưởng về pháp luật quốc tế và Việt Nam liên quan đến khai thác hải sản; về kiến thức phòng tránh bão, thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn, an toàn cho người và tàu cá trên biển; các kỹ năng tự vệ khi có cướp biển, tàu nước ngoài tấn công. Tỉnh cũng đã xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ các tổ, đội mới thành lập về: phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc, hầm bảo quản sản phẩm trên tàu, máy dò cá và cơ chế tiếp cận nguồn vốn.
Theo lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, việc xây dựng mô hình chuỗi liên kết tổ, đội và nhà máy chế biến trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sẽ tránh tình trạng đầu nậu, vựa ép giá. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng chợ đầu mối buôn bán theo hình thức đấu giá sẽ giúp nâng cao giá bán của sản phẩm khai thác.
Cùng với triển khai thực hiện những chính sách hiện có, tỉnh Bạc Liêu cũng đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ các chủ tàu đầu tư lắp đặt trang thiết bị, hầm cách nhiệt bảo quản sản phẩm trên các tàu cá, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, sơ chế các sản phẩm thủy sản trên tàu cá.
Có chính sách đào tạo thuyền viên khai thác hải sản xa bờ, nhằm bảo đảm chất lượng đi biển, tránh tình trạng khủng hoảng lao động trong khai thác hải sản...
Bạc Liêu đã thành lập 43 tổ đoàn kết khai thác thủy sản, thu hút hơn 270 tàu cá tham gia. Qua thời gian hoạt động, mô hình tổ khai thác này mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao, sản lượng khai thác tăng.
Nhờ có sự liên kết nên các phương tiện mạnh dạn ra khơi thăm dò, tìm kiếm nhiều ngư trường mới, hải sản đánh bắt phong phú và bán được giá rất cao. Ngược lại, các phương tiện không tham gia tổ, đội thì lợi nhuận thu được thấp hơn từ 30 - 40% mặc dù khai thác cùng thời gian, cùng ngư trường.
Bên cạnh đó, các tàu tham gia tổ, đội còn phát huy tối đa lợi ích của việc liên kết trên biển từ cứu nạn, cứu hộ; làm tốt công tác y tế trên biển; hỗ trợ nhau khi phát hiện tàu lạ xâm phạm ngư trường, vùng biển; đuổi bắt, trình báo ngành quản lý về nạn trộm ngư lưới cụ của ngư dân...
Cùng với mô hình tổ, đội khai thác thì mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá, mô hình cào đôi và các nghề khai thác mới cũng tiếp tục phát triển. Đến nay, huyện Đông Hải đã có hơn 80 cặp cào đôi và mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá đang được ngư dân phát triển. Qua đó, nâng cao hiệu quả khai thác dài ngày trên biển, giảm bớt chi phí đầu tư, tăng giá thu mua nguyên liệu, nhất là các loại thủy sản tươi sống.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.