Nhân Rộng Mô Hình Ruộng Lúa – Bờ Hoa Ở Tiền Giang

Ở 11 xã xây dựng nông thôn mới thí điểm trong tỉnh đều có ứng dụng mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” cho hiệu quả cao.
Là địa phương đầu tiên của vùng ĐBSCL thực hiện mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” tức “Công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa”, đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng được trên 50 mô hình với diện tích gần 1.000 ha lúa. Ở 11 xã xây dựng nông thôn mới thí điểm trong tỉnh đều có ứng dụng mô hình “ruộng lúa- bờ hoa” cho hiệu quả cao.
Hình thức của mô hình này là nông dân trồng thêm các loại hoa dại trên bờ ruộng để hấp thu và dẫn dụ thiên địch về sinh sống, trú ngụ nhằm đa dạng hóa thành phần thiên địch có ích, khống chế các loài côn trùng gây hại đặc biệt là rầy nâu.
Áp dụng mô hình này, sau mỗi vụ lúa, nông dân giảm được chi phí cho thuốc trừ sâu, giống lúa, công chăm sóc từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2016, tỉnh Tiền Giang mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình “Công nghệ sinh thái” khoảng 2.000 ha và đến năm 2020 phấn đấu đạt diện tích 25.000 ha đất sản xuất áp dụng mô hình này.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, sau tỉnh Tiền Giang, đến nay tất cả các xã nông thôn mới thí điểm ở 22 tỉnh thành phía Nam đều áp dụng mô hình Công nghệ sinh thái” trong sản xuất lúa và đạt hiệu quả cao.
Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.

Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.

Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang - Hà Giang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.