Nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Theo đó, Trạm KNKN TP. Bà Rịa đã chuyển giao 1.400 con gà (ta) 30 ngày tuổi và hỗ trợ toàn bộ thức ăn chăn nuôi cho 7 hộ nghèo ở xã Long Phước với tổng kinh phí gần 89 triệu đồng.
Định kỳ hàng tháng,Trạm cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và hướng dẫn cho bà con kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa phòng bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho đàn gà.
Nhờ thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn thả do Trạm KNKN hướng dẫn, sau gần 3 tháng nuôi, tỷ lệ hao hụt của đàn gà chỉ ở mức 0,3%, trọng lượng bình quân mỗi con đạt từ 1,7kg đến 2kg, với giá bán 75.000 đồng/kg, người nuôi thu lãi 6 - 7 triệu đồng/lứa.
Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học phù hợp với những hộ gia đình ít vốn đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Kết quả từ dự án đã giúp xã Long Phước sớm hoàn tiêu chí nâng mức thu nhập bình quân của người dân địa phương đạt 31 triệu đồng/năm tăng gấp 1,5 lần so với bình quân chung của tỉnh trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.