Nhân Rộng Mô Hình Làm Giàu Từ Cây Ăn Quả Giá Trị Cao

Xác định Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao của TP là hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng, tương xứng với tiềm năng của ngành nông nghiệp Thủ đô Hà Nội.
Vườn chuối tiêu hồng của gia đình anh Nguyễn Văn Luyện, xã Vân Nam ước tính cho thu lãi 200 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Quốc Vương, Cụm 1, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ - chủ vườn chuối 2ha chia sẻ, nhờ chất đất bãi phù sa màu mỡ nên cây chuối tiêu hồng lớn nhanh, quả mập, chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh lại không tốn nhiều công chăm sóc. Ngoài 2.000 gốc chuối tiêu hồng, gia đình ông còn trồng thêm 2.500 gốc chuối tây để tăng thêm thu nhập. "Dịp Tết Giáp Ngọ này, vườn chuối của tôi cho thu hoạch 4.500 buồng, với giá bán trung bình 100.000 đồng/buồng chuối tiêu hồng và 200.000 đồng/buồng chuối tây, gia đình tôi thu về 700 triệu đồng, trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên 400 triệu đồng" - ông Vương phấn khởi khoe.
Những ngày này, có dịp đến thăm các vườn bưởi của xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ chúng tôi được chứng kiến không khí tấp nập của các thương lái đến đặt mua bưởi về bán Tết. Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thuận Đỗ Đình Lục cho biết, toàn xã có trên 54ha bưởi Diễn với hơn 200 hộ tham gia sản xuất. Nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh mới, đó là sử dụng túi nilon bao bọc quả và kỹ thuật vệ sinh gốc, phun tưới nước, chặt tỉa cành nên các vườn bưởi đều đạt năng suất cao; mẫu mã đẹp, vỏ nhẵn, sáng bóng, vị ngọt dịu, thanh mát và được nhiều người ưa chuộng. Với giá bán trung bình từ 25.000 - 35.000 đồng/quả, nhiều hộ trồng bưởi có thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha, trừ các khoản chi phí cho thu lãi 200 - 300 triệu đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, hoa màu.
Theo Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, việc xây dựng và nhân rộng mô hình theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao là phù hợp với xu thế, thị trường và mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô. Thực hiện đề án, năm 2013, Trung tâm đã xây dựng các mô hình sản xuất tại 29 xã của 15 huyện ngoại thành với quy mô 500ha, trong đó, tập trung vào 4 loại cây chủ lực: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, để tạo động lực thúc đẩy bà con nông dân tham gia các mô hình, ngoài hỗ trợ về vật tư phân bón, giống cây trồng, Trung tâm còn tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, nhất là kỹ thuật bảo quản quả sau thu hoạch. Thời gian tới, cùng với việc nâng cao chất lượng và nhân rộng diện tích cây ăn quả, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội đã tư vấn cho các địa phương lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080,9ha; trong đó có 10/31 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa,...

Nông dân các huyện Cầu Ngang, Châu Thành (Trà Vinh) đang thu hoạch rộ vụ ớt chỉ thiên năm 2014. Giá ớt được thương lái mua 15.000 - 18.000 đồng/kg, với năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 150 - 300 triệu đồng/ha; mức lợi nhuận khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Sau khi giá lúa nhích lên được vài ngày, mấy ngày qua giá lúa đã liên tục giảm trở lại. Nhiều nông dân, dù đã nhận tiền đặt cọc của thương lái nhưng vẫn không bán được lúa.

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang trồng mít Thái siêu sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gần một tháng nay, giá chuối già thu mua tại vườn tăng 3.000 đồng/kg so với đầu năm, ở mức 6.000 đồng đến 7.000 đồng/kg; chuối chưa già các chủ vựa cũng mua luôn.