Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Giúp Dân Xóa Nghèo

Nhân Rộng Mô Hình Giúp Dân Xóa Nghèo
Ngày đăng: 16/05/2012

"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.

Tân Uyên mới thành lập năm 2009, gần 90% dân số là người dân tộc, chủ yếu sống bằng nghề nông, với tỷ lệ hộ nghèo gần 47%.

Hỗ trợ ND thiết thực

"Tuyên truyền, tập hợp hội viên, ND tích cực xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hội đã chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở các lĩnh vực. Tổ chức cho ND tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm làm ăn…" -ông Hoà cho hay.

Để hỗ trợ ND sản xuất và có những mô hình hay, điển hình tốt, huyện Hội đã phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp và đoàn thể trên địa bàn để thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp ND vay vốn, mua giống, phân bón trả chậm...

Với sự giúp đỡ thiết thực của Hội, không ít hộ không những thoát nghèo mà còn có tích lũy. “Tổng kết phong trào ND SXKD giỏi năm 2009-2011, toàn huyện không có hộ SXKD giỏi cấp T.Ư, đây là một trong những mục tiêu của phong trào ND SXKD giỏi của Tân Uyên giai đoạn tới"- ông Hòa cho hay.

Nhân rộng các mô hình hay

Trên nương chè rộng tới 5ha ở thị trấn Tân Uyên, ông Phạm Văn Lâm đang miệt mài làm việc dưới những tán chè xanh mướt. Ông kể: “Tôi là bộ đội phục viên, thấy cảnh nhà nghèo đói mà đau lòng. Lúc đầu tôi chọn cách trồng lúa, ngô nhưng đất xấu, không có trâu, bò làm sức kéo, lại hiếm nước nên năng suất thấp. Được cán bộ hội tư vấn, tôi chuyển sang làm dịch vụ xay xát và trồng chè. Thiếu vốn thì Hội hỗ trợ.

Năm 2011, toàn huyện Tân Uyên có 22 hộ ND SXKD giỏi cấp tỉnh, 77 hộ giỏi cấp huyện, 280 hộ giỏi cấp cơ sở. Giai đoạn 2012-2014, Hội ND huyện phấn đấu mỗi năm số hộ SXKD giỏi các cấp tăng từ 5-8%; hộ nghèo giảm 6-7%/năm…

Cứ "tích tiểu thành đại", hiện giờ tôi đã có 5ha chè, mỗi năm thu 60 tấn búp tươi. Tổng thu nhập của gia đình mấy năm gần đây đạt hàng trăm triệu đồng/năm. Vườn chè của tôi tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Gia đình tôi đã được công nhận hộ ND SXKD giỏi cấp tỉnh. Sắp tới, tôi sẽ nâng cấp xưởng chế biến chè, chắc vài năm sau sẽ đạt danh hiệu SXKD giỏi cấp trung ương…”.

Trưởng bản Tảng Đán, xã Thân Thuộc - lão nông Lò Văn Chài tâm sự: “Nhờ có Hội ND hỗ trợ, đến nay không ít hộ nghèo vươn lên khá giả như ông Sùng A Phủ, Lý Văn Sinh ở xã Phúc Khoa, ông Sồng A Chứ ở xã Hô Mít… Gia đình tôi đã có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm là nhờ cán bộ hội đấy. Thấy tôi biết làm ăn, tham gia hoạt động hội tích cực nên 2 năm nay, tôi được dân bản tín nhiệm bầu làm trưởng bản; lại được công nhận ND SXKD giỏi cấp huyện nữa…”.

Ông Hòa khẳng định, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến SXKD giỏi để ND học tập và làm theo, là góp phần thiết thực vào giảm nghèo nhanh và bền vững ở Tân Uyên.

Có thể bạn quan tâm

Trứng Gia Cầm Tăng Giá Trứng Gia Cầm Tăng Giá

Cụ thể, trứng vịt tươi có giá từ 22.000-24.000 đ/chục, tăng 7.000 đ/chục so với 2 tháng trước. Giá hột vịt lộn từ nửa tháng trước có lúc tụt giá chỉ còn 21.000 đ/chục, nay đã tăng lên từ 26.000-30.000 đ/chục. Giá trứng gà công nghiệp tăng 2.000 đ/chục lên 20.000 đ/chục, trứng gà ta 26.000đ/chục, tăng 6.000 đ/chục.

09/06/2014
Làm Giàu Nhờ Nuôi Trĩ Đỏ Làm Giàu Nhờ Nuôi Trĩ Đỏ

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

09/06/2014
Sản Xuất Giống Theo Hướng Ứng Dụng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Sản Xuất Giống Theo Hướng Ứng Dụng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

09/06/2014
Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

09/06/2014
Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

09/06/2014