Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014, tổ chức chiều 23/12 tại Hà Nội, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hay, tính đến ngày 10/12, cả nước có hơn 117.000 tàu cá, trong đó tàu cá đã đăng ký hơn 116.000 chiếc, chiếm 99% số tàu cá và số tàu đăng kiểm chiếm 95% tổng số tàu (khoảng 58.000 chiếc).
Hiện nay, cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia. Riêng năm 2013, cả nước đã thí điểm thành lập được trên 50 nghiệp đoàn đánh cá với quy mô lớn và tổ chức điều hành bài bản.
Việc tổ chức khai thác hải sản theo hình thức tổ, đội không chỉ giúp ngư dân liên kết, tương trợ khai thác hải sản mà còn kết hợp hiệu quả trong việc bảo vệ an ninh trên biển.
Đánh giá về tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong năm qua, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phạm Ngọc Tuấn cho biết, năm 2013 sản lượng khai thác thủy sản trên biển ước đạt hơn 2,661 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác hải sản đạt hơn 2,474 triệu tấn, khai thác nội địa đạt 187.300 tấn.
Số tàu lắp máy hơn 90 sức ngựa đã tăng mạnh từ hơn 19.000 chiếc (năm 2009) lên 27.000 chiếc trong năm 2013, tăng 42% và tăng mạnh số lượng tàu đánh bắt xa bờ. Ngư dân đã chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.
Công tác quản lý tàu cá và phòng chống lụt bão và giảm nhẹ hậu quả thiên tai đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Lĩnh vực cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và giảm tổn thất sau thu hoạch cũng từng bước được cải thiện; nhiều chủ tàu đã quan tâm đầu tư hầm bảo quản, tổ chức tốt hơn khâu bảo quản sản phẩm để nâng cao chất lượng.
Trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã có chính sách khuyến khích hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển đội tàu xa bờ của cả nước và gia tăng sản lượng cho ngành khai thác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn như: Biến động thời tiết ngày càng khó lường; đầu tư cơ sở hạ tầng và vốn sản xuất cho hoạt động khai thác thủy sản còn hạn chế; giá xăng dầu, vật tư, nhiên liệu tăng cao... cũng gây khó khăn cho ngư dân trong sản xuất, khai thác hải sản trên biển.
Trước tình hình đó, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám đề nghị Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục theo dõi sát và nắm chắc tình hình sản xuất, an ninh trên biển cũng như những biến động về thị trường để tổ chức sản xuất hiệu quả, bảo đảm an toàn cho ngư dân trên các vùng biển.
Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn chỉ đạo các địa phương nhân rộng mô hình tổ đội sản xuất trên biển, tổ chức các nghiệp đoàn nghề cá, nhất là xây dựng chính sách nhằm thu hút ngư dân tham gia loại hình sản xuất này; chú trọng việc bảo quản hải sản khai thác sau thu hoạch để giảm tổn thất.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê, tháng 10 lượng cá tra xuất khẩu của tỉnh ước đạt 21.983 tấn, tăng 2,48% so tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch xuất khẩu đạt 56,13 triệu USD, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ.

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.

Hiện nay, huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích lúa Thu đông chưa thu hoạch nhiều nhất của tỉnh. Trong tổng số 15.807ha xuống giống của huyện trong vụ này thì chỉ mới thu hoạch được hơn 6.300ha, diện tích còn lại người dân cũng đang tất bật thu hoạch trong điều kiện khó khăn về nước lũ.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, thực hiện đột xuất ngay đầu vụ sản xuất, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang về kiểm nghiệm. Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu sẽ xuất từ kinh phí hoạt động của Sở Công thương.

Chui vào giữa ruộng niễng tốt quá đầu người, giọng anh Nguyễn Hữu Việt, xóm 8, xã Nghĩa An (Nam Trực) “lút” giữa ruộng niễng: “năm nay ít mưa nên niễng không hẳn được mùa. Tuy nhiên, giá niễng ổn định cũng bõ công nông dân suốt một năm vất vả, hai sương một nắng trên cánh đồng”, anh hồ hởi.