Nhân Rộng Điển Hình Xóa Nghèo, Làm Giàu

Phải chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến trong xoá nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới là người dân tộc thiểu số. Như vậy Hội mới vững mạnh, tam nông mới phát triển...
Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) huyện Phù Yên, Sơn La.
“Công lớn của cán bộ đấy”
Anh Hà Văn Dũng - ND sản xuất kinh doanh giỏi ở bản Lằn, xã Mường Do, tâm sự: “Nhà cửa khang trang, đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình tôi nhờ nhiều khoản thu từ sản xuất hàng hoá: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng ngô, lúa, cây ăn quả...
Thành công của tôi có công lớn của Hội ND đấy. Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu trên 200 triệu đồng. Người dân tộc vùng cao chúng tôi không thông thạo tiếng phổ thông, ở xa trung tâm văn hoá... nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới đã khó khăn, việc mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, làm theo cách mới, cách hiện đại lại càng khó hơn. Nếu không có cán bộ hội, cán bộ khuyến nông bám sát để động viên, hướng dẫn thường xuyên, liên tục thì không bỏ dở chừng cũng khó mà thành công.
Bà Cúc cho biết: Làm cán bộ Hội ND ở vùng cao phải dám hy sinh quyền lợi. Chỉ đơn giản việc đến với cơ sở đã có không ít khó khăn: Hầu hết cơ sở xã, bản đều ở cách xa trung tâm huyện tới hàng chục km, đi lại khó khăn, tốn xăng xe trong khi công tác phí rất hạn chế.
Đến cơ sở, lại phải lo ăn, lo nghỉ nhờ. “Khi tuyên truyền vận động ND thành công còn đỡ, nếu thất bại hoặc thành công chưa cao chúng tôi phải tìm cách khác phù hợp hơn. Nhiều khi Hội phải phối hợp với nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức để cùng vận động ND trong một hoạt động thì mới thành công” - bà Cúc chia sẻ.
Dân tộc nào cũng có hộ sản xuất giỏi
Theo anh Hà Văn Dũng, có điển hình là người dân tộc thiểu số đã khó, việc duy trì được điển hình và nhân rộng ra nhiều hộ khác còn khó hơn nhiều. “Được tập huấn khuyến nông, được tham quan mô hình rồi nhưng không phải ai cũng có tiền để mua giống lúa, ngô mới, mua phân bón, mua máy sơ chế nông sản... Bà con lại hay quên cách làm, nếu không có người hướng dẫn thường xuyên là khó đến đích”.
"Việc có nhiều điển hình ND giỏi người dân tộc thiểu số là thành công bền vững của công tác hội. Đây là mũi nhọn rất thuận lợi để nhân điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số vì bà con nói với nhau dễ hiểu hơn và ý thức ganh đua trong cộng đồng làng bản ấy cũng sát sao hơn”.Ông Cầm Văn Thiết
Bà Cầm Thị Vượng ở bản Muống Thượng, xã Huy Tường cho hay, ở bản Muống Thượng này trước đây nhiều hộ nghèo đói lắm. Nhưng bằng cách làm “ai cố gắng được đến đâu thì phải cố gắng”, không nuôi được cả đàn lợn thì nuôi lấy 3-5 con nhưng theo phương pháp khoa học hơn; không có mấy ha đất để làm trang trại thì cũng trồng cái cây tốt, bán được giá... nên cuộc sống nhiều hộ đã đổi thay.
Ông Cầm Văn Thiết - Chủ tịch Hội ND huyện Phù Yên tâm sự: “ND các dân tộc Phù Yên có ý chí vươn lên. Nếu cán bộ hội năng động, dám nghĩ, dám làm, vì ND thì hoạt động hội sẽ rất hiệu quả. Thực tế Phù Yên đã có hơn 3.000 hộ ND SXKD giỏi, trong đó 32 hộ đạt cấp trung ương, 638 hộ giỏi cấp tỉnh. Đã có gần 1.200 hộ SXKD giỏi là người dân tộc Mường, 824 hộ người Thái, gần 400 hộ người Mông...
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.

Trong tháng 10, diện tích nuôi thả cá tra trên toàn tỉnh Đồng Tháp là 138ha, sản lượng thu hoạch 36 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá tra ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá kích cỡ 0,7 - 0,8kg/con. Mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tương đương cùng kỳ năm trước.

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.