Nhân Rộng Điển Hình Xóa Nghèo, Làm Giàu

Phải chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến trong xoá nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới là người dân tộc thiểu số. Như vậy Hội mới vững mạnh, tam nông mới phát triển...
Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) huyện Phù Yên, Sơn La.
“Công lớn của cán bộ đấy”
Anh Hà Văn Dũng - ND sản xuất kinh doanh giỏi ở bản Lằn, xã Mường Do, tâm sự: “Nhà cửa khang trang, đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình tôi nhờ nhiều khoản thu từ sản xuất hàng hoá: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng ngô, lúa, cây ăn quả...
Thành công của tôi có công lớn của Hội ND đấy. Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu trên 200 triệu đồng. Người dân tộc vùng cao chúng tôi không thông thạo tiếng phổ thông, ở xa trung tâm văn hoá... nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới đã khó khăn, việc mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, làm theo cách mới, cách hiện đại lại càng khó hơn. Nếu không có cán bộ hội, cán bộ khuyến nông bám sát để động viên, hướng dẫn thường xuyên, liên tục thì không bỏ dở chừng cũng khó mà thành công.
Bà Cúc cho biết: Làm cán bộ Hội ND ở vùng cao phải dám hy sinh quyền lợi. Chỉ đơn giản việc đến với cơ sở đã có không ít khó khăn: Hầu hết cơ sở xã, bản đều ở cách xa trung tâm huyện tới hàng chục km, đi lại khó khăn, tốn xăng xe trong khi công tác phí rất hạn chế.
Đến cơ sở, lại phải lo ăn, lo nghỉ nhờ. “Khi tuyên truyền vận động ND thành công còn đỡ, nếu thất bại hoặc thành công chưa cao chúng tôi phải tìm cách khác phù hợp hơn. Nhiều khi Hội phải phối hợp với nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức để cùng vận động ND trong một hoạt động thì mới thành công” - bà Cúc chia sẻ.
Dân tộc nào cũng có hộ sản xuất giỏi
Theo anh Hà Văn Dũng, có điển hình là người dân tộc thiểu số đã khó, việc duy trì được điển hình và nhân rộng ra nhiều hộ khác còn khó hơn nhiều. “Được tập huấn khuyến nông, được tham quan mô hình rồi nhưng không phải ai cũng có tiền để mua giống lúa, ngô mới, mua phân bón, mua máy sơ chế nông sản... Bà con lại hay quên cách làm, nếu không có người hướng dẫn thường xuyên là khó đến đích”.
"Việc có nhiều điển hình ND giỏi người dân tộc thiểu số là thành công bền vững của công tác hội. Đây là mũi nhọn rất thuận lợi để nhân điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số vì bà con nói với nhau dễ hiểu hơn và ý thức ganh đua trong cộng đồng làng bản ấy cũng sát sao hơn”.Ông Cầm Văn Thiết
Bà Cầm Thị Vượng ở bản Muống Thượng, xã Huy Tường cho hay, ở bản Muống Thượng này trước đây nhiều hộ nghèo đói lắm. Nhưng bằng cách làm “ai cố gắng được đến đâu thì phải cố gắng”, không nuôi được cả đàn lợn thì nuôi lấy 3-5 con nhưng theo phương pháp khoa học hơn; không có mấy ha đất để làm trang trại thì cũng trồng cái cây tốt, bán được giá... nên cuộc sống nhiều hộ đã đổi thay.
Ông Cầm Văn Thiết - Chủ tịch Hội ND huyện Phù Yên tâm sự: “ND các dân tộc Phù Yên có ý chí vươn lên. Nếu cán bộ hội năng động, dám nghĩ, dám làm, vì ND thì hoạt động hội sẽ rất hiệu quả. Thực tế Phù Yên đã có hơn 3.000 hộ ND SXKD giỏi, trong đó 32 hộ đạt cấp trung ương, 638 hộ giỏi cấp tỉnh. Đã có gần 1.200 hộ SXKD giỏi là người dân tộc Mường, 824 hộ người Thái, gần 400 hộ người Mông...
Có thể bạn quan tâm

Những cây cam, cây quýt đeo trái lúc lỉu chênh vênh trên những sườn đồi cao, xếp thành hàng, thành lối. Giữa vùng sâu Đạ Sar có một trang trại trồng cam quýt đặc sản, vừa mang lại thu nhập cao, vừa cung cấp cho Đà Lạt những trái cam, quýt ngon, sạch, như quýt Tích Giang, cam Canh, cam Vinh, cam giống Mỹ

Do đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao lại dễ canh tác nên giống lúa IR 50404 thời gian qua được bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL ưa chuộng. Tuy nhiên, qua thời gian, giống lúa này đã biểu hiện nhiều nhược điểm như ít kháng sâu bệnh, thân cây yếu, dễ bị ngã đổ…

Coi kinh doanh thực phẩm là cái nghiệp, ông Phí Ngọc Chung- Tổng Giám đốc Trung Thành Group (Hà Nội) đã thổ lộ mong muốn được cùng với nông dân sản xuất thực phẩm quy mô lớn.

Nhím là loài gặm nhấm rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, kháng bệnh tốt, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, hiệu quả kinh tế mang lại cao. Thấy được nguồn lợi đó, những năm gần đây, một số hộ gia đình của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã chuyển sang nuôi nhím.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng khai thác thủy sản của bà con ngư dân trong tỉnh đạt khoảng 34.307 tấn, đạt trên 50% kế hoạch năm. Ngư dân ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh đều “trúng” mùa với sản lượng khá.