Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn chín muộn Hà Nội

Nhãn chín muộn Hà Nội
Ngày đăng: 11/09/2015

Nếu như trước đây nhãn chín muộn của Hà Nội khi đem ra thị trường bị nhầm lẫn là nhãn… Trung Quốc bởi hình thức quả quá to, đẹp, bởi thời vụ muộn hơn hẳn so với nhãn thường hơn 1 tháng thì bây giờ loại quả này đã bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường trong nước và tìm cách "xuất ngoại"…

Việt Nam hiện có khoảng 90.000 ha nhãn, trong đó miền Bắc chiếm 50% diện tích nhưng do năng suất thấp (10 tấn/ha) đặc biệt chất lượng kém nên chủ yếu tiêu dùng nội địa.

Có ba nhóm giống nhãn chính gồm chín sớm (tháng bảy), chính vụ (tháng tám) và muộn (tháng chín). Hà Nội chủ yếu tập trung vào phát triển giống nhãn chín muộn. Chỉ cách một dòng sông Đáy, bên kia là nhãn muộn Đại Thành nức tiếng bên này là nhãn muộn Hoài Đức nổi danh.

Hà Nội có rất nhiều giống nhãn muộn nhưng phổ biến là HTM1 (quả méo) và HTM2 (quả tròn) với đặc điểm là quả to, cùi dày, trọng lượng trung bình 50 - 60 quả/kg và chín muộn hơn các giống nhãn khác tới 30 - 45 ngày.

Nhãn có tuổi thọ hàng trăm năm mà vẫn cho thu hoạch nếu được chăm sóc tốt, vượt trội các loại cây ăn quả khác. Bằng chứng là cây tổ của giống nhãn muộn ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai năm nay tròm trèm 130 tuổi mà vẫn còn cho thu hoạch 3 - 4 tạ quả mỗi vụ. Từ cây nhãn gốc ấy những người nông dân nhạy bén đã nhân giống ra hàng loạt góp phần hình thành nên những dòng nhãn đặc biệt quý.

Trong đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của Hà Nội giai đoạn 2012-2016, Sở NN-PTNT Hà Nội đã giao Trung tâm Phát triển cây trồng triển khai thực hiện kế hoạch phát triển cây nhãn chín muộn. Theo đó, đến nay đã trồng mới, thâm canh được 310 ha, nâng cao năng suất từ 16 tấn/ha lên 21 tấn, hiệu quả đạt 540 triệu đồng/ha… Một phần diện tích được áp dụng theo quy trình VietGAP với các công đoạn ngặt nghèo như tưới nước sạch, bón phân hữu cơ, phun thuốc BVTV sinh học... 

Hiện tại, tổng diện tích nhãn chín muộn của toàn thành phố đạt 500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Đức và Quốc Oai, sản lượng bình quân đạt 8.000 - 9.000 tấn/vụ. Năng suất bình quân 20 tấn/ha, cá biệt có diện tích đạt 50 tấn/ha, với giá bán buôn tại vườn trung bình 40.000đ/kg nhà vườn thu tiền tỷ/ha là chuyện phổ biến.

Việc ghép cải tạo các vườn nhãn cũ bằng giống nhãn chín muộn sẽ nhanh cho quả, hiệu quả lan tỏa lớn. Để rộng cửa cho sản phẩm xuất khẩu thì yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu.

Về thị trường tiêu thụ của nhãn chín muộn, trước đây dân Hà Tây cũ khi mang ra Hà Nội bán vẫn bị nhầm là nhãn Trung Quốc vì quả to, vỏ đẹp, thời vụ bất thường. Đến nay dù đã quen hơn nhưng việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào thương lái do chuỗi từ SX đến tiêu thụ chưa hình thành nên thường xuyên bị ép giá.

Cơ bản người tiêu dùng chưa biết được sự khác biệt giữa chất lượng sản phẩm nhãn muộn và các loại nhãn khác nên chưa sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn. Thêm vào đó họ chưa thể phân biệt được đâu là nhãn muộn Hà Nội với nhãn muộn Hưng Yên hay nhãn Thái Lan, nhãn miền Nam…

Vì thế mà cuộc hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhãn chín muộn mới đây do đích thân ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội chủ trì với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp cũng như cơ quan thông tấn báo chí, tuyên truyền rất được dư luận quan tâm. Ông Chu Phú Mỹ đảm bảo với các doanh nghiệp rằng nhãn muộn mà Hà Nội SX tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trong đó có một số diện tích đạt cả chuẩn VietGAP.

Theo đại diện của lãnh đạo huyện Hoài Đức hiện đang có doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu nhãn muộn Hà Nội đi các nước như Mỹ, EU. Lô hàng đầu tiên đang được gửi vào Nam để chiếu xạ. Đó là với quốc tế, còn thị trường trong nước, Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ để xây dựng hệ thống minh bạch thông tin điện tử nhằm truy xuất nguồn gốc nhãn muộn khi tiêu thụ tại hệ thống siêu thị…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Của Giải Pháp Nuôi Luân Canh Tôm Chân Trắng, Cá Rô Phi Ở Phú Yên Hiệu Quả Của Giải Pháp Nuôi Luân Canh Tôm Chân Trắng, Cá Rô Phi Ở Phú Yên

Từ năm 2001 đến nay, do dịch bệnh, thua lỗ, diện tích nuôi tôm ngày càng giảm, tốc độ giảm bình quân 2,91%/năm. Năm 2012, diện tích nuôi tôm giảm, chỉ còn 2.112 ha, giảm 15,5% so năm 2011, nhưng diện tích tôm bệnh lại tăng, lên đến 870,1 ha, gấp 2 lần so năm 2011 (năm 2011 diện tích tôm bệnh: 434,5 ha).

10/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Thương Phẩm Cá Bớp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Thương Phẩm Cá Bớp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng phường Cam Thuận (Cam Ranh) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp cho 40 ngư dân phường Cam Thuận và Cam Phú.

10/04/2013
Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm

Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.

10/04/2013
Giá Nghêu Tăng Vọt Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Nghêu Tăng Vọt Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Giá nghêu tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng vọt trong tuần qua do tình trạng nghêu chết hàng loạt.

11/04/2013
Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL

11/04/2013