Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhận Biết Tôm Bệnh Qua Quan Sát

Nhận Biết Tôm Bệnh Qua Quan Sát
Ngày đăng: 13/07/2013

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Xin giới thiệu với người nuôi tôm một số điểm quan sát cần thiết khi theo dõi tôm nuôi.

1. Màu sắc của cơ thể con tôm:

- Các phụ bộ và thân hơi đỏ: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, bị “sốc” môi trường, bị nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

- Đốm trắng trên vỏ đầu ngực: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, nhiễm vibrio sp, hoặc môi trường nước ao có pH cao, giàu can-xi.

- Tôm màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, rối loạn đường huyết hoặc thiếu asthaxanthin.

2. Màu sắc của mang tôm:

Mang có màu nâu (đen) có thể do nhiễm vibrio harveyi, do hàm lượng ô-xy trong nước thấp, do cơ chế tạo melanin của tôm, có thể do thiếu nghiêm trọng vitamin C, hoặc nhiễm khuẩn dạng sợi. Mang màu xanh có thể do mật độ quá dày của tảo lục hay tảo lam.

3. Phụ bộ:

Có thể bị bẩn do ký sinh trùng và nấm bám. Có thể bị đứt (mòn) râu, chân và đuôi do nhiễm khuẩn, do mật độ tôm thả dày, do rối loạn tuyến tạo vỏ.

4. Vỏ tôm:

Có thể bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dợn cong… do độc tố của tảo. Có thể có đốm đen do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Có thể bị nhớt do ký sinh trùng bám. Có thể bị sẫm màu do thiếu vitamin C.

5. Cơ tôm:

Tôm ăn ít hoặc không ăn kéo dài làm thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Ngoài ra, tôm có thể bị bệnh hoại cơ do nhiều tác nhân.

6. Tốc độ tăng trưởng và sự phân đàn của tôm:

Tôm có thể chậm lớn, tôm phân đàn do nhiễm MBV (bệnh còi).

7. Mức độ lột xác:

Tôm khó lột xác, lột xác một nửa (tôm sẽ chết) do suy dinh dưỡng hoặc do môi trường quá nghèo dinh dưỡng. Tôm chậm lột xác do hàm lượng ô-xy thấp. Sau khi lột xác tôm bị biến dạng (mềm vỏ) do sốc môi trường, do thiếu CaCO3 trong môi trường nước, do dinh dưỡng.

8. Quan sát đường ruột:

Ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ. Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.

9. Quan sát màu phân tôm:

Phân tôm có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn là bình thường. Phân màu trắng có thể do nhiễm khuẩn, phân màu đỏ cũng có thể do nhiễm khuẩn nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một loại thức ăn nào đó.


Có thể bạn quan tâm

Áp Thuế Nhập Khẩu 0% Với Gạo Và Thuốc Lá Từ Lào Áp Thuế Nhập Khẩu 0% Với Gạo Và Thuốc Lá Từ Lào

Cụ thể, tổng hạn ngạch năm 2015 của thóc và gạo các loại là 70.000 tấn quy gạo (Tỷ lệ quy gạo: 2 thóc = 1,2 gạo). Lá và cọng thuốc lá có tổng hạn ngạch là 3.000 tấn, trong đó gồm: Lá thuốc lá chưa tước cọng loại Virginia đã sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Virginia chưa sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Burley...

03/03/2015
Thị Trường Hạt Điều Khởi Động Chậm Rãi Sau Tết Thị Trường Hạt Điều Khởi Động Chậm Rãi Sau Tết

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, tại nhiều nhà máy chế biến điều công nhân chưa tập trung đầy đủ nên dự kiến phải từ tuần đầu tháng 3-2015 mọi giao dịch mới bắt đầu bình thường trở lại, về phía người mua cũng trong tâm lý quan sát và chờ đợi.

03/03/2015
Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn

Bà Lê Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết: “Năm nay, xã Hiệp An có khoảng 50 ha hoa lay-ơn bị nở sớm, không thu hoạch được. Nguyên nhân của việc này là do thời tiết không thuận lợi. Còn hoa lay-ơn liên tục bị rớt giá là do năm nay bà con tại xã xuống giống quá nhiều khiến “cung vượt cầu”.

03/03/2015
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9% Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

03/03/2015
Khai Thác Thủy Sản Thắng Lớn Đầu Năm Khai Thác Thủy Sản Thắng Lớn Đầu Năm

Cụ thể, tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như: Cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể…giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

03/03/2015