Nhà Vườn Tấp Nập Thương Lái

Năm nay, thời tiết thuận lợi, các loại trái cây tại ĐBSCL được mùa, giá tăng nhẹ vào dịp Tết khiến nhiều bà con nông dân rất phấn khởi.
Vào mỗi dịp xuân về, các nhà vườn trái cây tại các tỉnh ĐBSCL lại tấp nập thương lái đến mua hàng. Trái cây từ đây sẽ được chuyển tới khắp các vùng miền trên cả nước phục vụ cho nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân vào dịp Tết.
Thời điểm gần Tết cũng là dịp chính vụ của nhiều loại trái cây vốn là đặc sản của vùng sông nước Cửu Long như quýt hồng Lai Vung, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim…
Trao đổi với phóng viên, ông Mai Quốc Hậu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, Đồng Tháp cho biết, năm nay, thời tiết thuận lợi, nên sản lượng quýt hồng và quýt đường trên địa bàn huyện đều tăng so với năm ngoái. Sản lượng quýt hồng trên toàn huyện ước đạt khoảng 35.000-40.000 tấn, trong khi quýt đường vụ giáp Tết này cũng cho sản lượng 25.000 tấn (quýt đường 2 vụ/năm).
Hiện nay, giá quýt hồng dao động ở mức 27.000-28.000đồng/kg, trong khi quýt đường từ 22.000 -26.000 đồng/kg. Theo ông Hậu, mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với thời điểm năm ngoái và dự báo sẽ có thể tăng tiếp khi vào giáp Tết. Với mức giá như hiện tại, mỗi công đất (1.000m2) quýt hồng mang lại lợi nhuận hơn 200 triệu đồng cho bà con.
Ngoài quýt hồng, năm nay, sản lượng các loại trái cây đặc sản khác của ĐBSCL, như bưởi da xanh, bưởi năm roi, hay vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim... cũng tăng hơn năm ngoái.
Anh Trương Thành Vinh, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, năm nay, sản lượng vú sữa của HTX tăng khoảng 10% so với năm trước.
Anh Vinh cho biết, giá đầu vụ khoảng 24.000đồng/kg, còn hiện nay, giá bình quân vú sữa đạt 18.000đồng/kg, tăng khoảng 4.000-5.000đồng/kg so với năm ngoái. Năm nay được mùa nên bà con nông dân trong HTX có thể thu lợi 400-500 triệu đồng/ha.
Về đầu ra cho sản phẩm, theo anh Vinh, ngoài việc tiêu thụ vú sữa tại các tỉnh phía nam, thì thị trường tiêu thụ mạnh vú sữa là các tỉnh phía bắc, nhất là Hà Nội với rất nhiều đơn đặt hàng, nên không lo bị các tiểu thương ép giá.
Cũng giống vú sữa, năm nay bưởi da xanh và bưởi năm roi tại các vùng trồng của ĐBSCL như tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng... cũng được mùa. Riêng loại trái cây này, nhu cầu vào dịp Tết là rất cao.
Anh Đàm Văn Hưng, Chủ cơ sở Hương Miền Tây, một cơ sở chuyên thu mua bưởi da xanh tại địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, cho biết năm nay bưởi da xanh được mùa, lại được giá, giá thu mua bưởi da xanh loại 1 của bà con khoảng 43.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000đồng/kg so với năm trước), chính vì vậy 1ha trừ chi phí bà con lãi tới 500 triệu đồng.
Anh Hưng chia sẻ, dịp gần Tết này, mỗi ngày cơ sở của anh thu mua và xuất bán khoảng 100 tấn bưởi, trong đó xuất khoảng 2/3 đi các tỉnh phía Bắc tiêu thụ với giá dao động trên dưới 52.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.