Nhà Vườn Cù Lao Dung Được Giá Mùa Xoài

Hơn một tháng qua, giá xoài trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng liên tục tăng và được xem là giá đạt mức “kỷ lục” trong nhiều năm qua. Điều này góp phần làm nên một mùa xoài trúng mùa, trúng giá cho nông dân.
An Thạnh Nhất là địa phương có diện tích xoài lớn nhất huyện Cù Lao Dung với khoảng 283 ha; trong đó, có trên 150 ha trồng xoài Đài Loan, còn lại là xoài Cát Chu, xoài Tứ Quý...
Với một vụ mùa trúng đậm về giá như năm nay nên không khó để bắt gặp hình ảnh thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận đến vườn của nông dân “đặt cọc” xoài. Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung cho biết, gia đình vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký. Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài sắp đến ngày thu hoạch. Ngoài ra, giống xoài Tứ Quý trong vườn cũng đang ra hoa, sau Tết sẽ thu hoạch.
Theo anh Quý thì khoảng 2 năm thì xoài bắt đầu cho thu hoạch, đạt sản lượng cao nhất là lúc xoài chừng 6 năm tuổi, trung bình mỗi cây sẽ cho từ 200 - 300 ký. So với các loại cây trồng khác như nhãn, mía, ổi thì trồng xoài nhẹ công chăm sóc hơn, thu hoạch lại dễ dàng, thương lái đến thu mua tận vườn. Với giá bán xoài Đài Loan được cao như vậy, trừ chi phí, năm nay gia đình thu lãi trên trăm triệu đồng, cao gấp hàng chục lần so với các hộ trồng mía trên địa bàn huyện.
Tuy không bán được giá cao như vườn xoài của gia đình anh Huỳnh Văn Quý nhưng vườn xoài của ông Nguyễn Văn Quyết ở cùng ấp vẫn bán được với giá gần 20.000 đồng/ký. Theo ông Quyết thì do vườn xoài của ông cho trái nghịch mùa nên khi thu hoạch, thương lái các tỉnh vẫn chưa đến, chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương nên giá lúc đó còn tương đối thấp.
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng xoài Đài Loan nên ông Quyết cho biết, giá xoài chỉ cần 10.000 đồng/ký là đã có lãi vì chi phí thấp và năng suất cao, so với các loại cây trồng khác thì trồng xoài là lợi nhất. Với 2 công (mỗi công 1.000 mét vuông) xoài Đài Loan ban đầu, sau 7 năm, ông Quyết đã mở rộng diện tích lên đến hơn 1 ha và hiện đang cho trái.
Ông Ngô Văn Long, vựa thu mua trái cây tại xã An Thạnh Nhất cho biết, năm nay vựa của ông thu mua nhiều gấp đôi so với năm trước, ngày ít nhất cũng được gần 1 tấn, nhiều thì được 5 tấn. Sở dĩ giá xoài năm nay tăng cao hơn so với các năm trước là do các địa phương có diện tích trồng xoài lớn như Đồng Tháp, Tiền Giang… bị thất thu nên các thương lái của các tỉnh về Sóc Trăng thu mua mạnh; các vườn xoài của người dân tại huyện Cù Lao Dung và Kế Sách cũng bị thất thu, cây cho ít trái, làm cho nguồn cung không đủ. Bên cạnh đó thì sức tiêu thụ của thị trường trong vài năm trở lại đây đã tăng nhanh, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giá xoài tăng cao.
Theo ông Đoàn Phước Tùng - Chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhất thì giá xoài Đài Loan trên địa bàn xã An Thạnh Nhất hiện nay dao động từ 30.000 - 35.000 đồng/ký, tăng hơn 10.000 đồng so với cùng kỳ năm trước; giá của xoài Cát Chu cũng đạt giá gần 20.000, cũng tăng gần 10.000 so với cùng kỳ..
Trong giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao, trong đó, sẽ tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng quy hoạch của địa phương trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững, đúng mục tiêu và hiệu quả của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...