Nhà Vườn Chuẩn Bị Trái Cây Phục Vụ Tết

Đến hẹn lại lên, vào dịp cận Tết cổ truyền của dân tộc, hòa chung với thị trường trái cây trong nước, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng đang sốt sắng chuẩn bị nguồn hàng với chất lượng tốt nhất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bưởi hồ lô “made in Hành Minh”Chuẩn bị cho vựa trái cây cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán năm nay, ngoài các loại cây ăn trái quen thuộc như chôm chôm, sầu riêng... gia đình ông Huỳnh Sum, ngụ thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã tạo nắn thành công trái bưởi hồ lô.
Ông Sum chia sẻ: “Mình xem tivi thấy nông dân ở miền Tây tạo khuôn hình thành công quả bưởi hồ lồ, nâng cao giá trị lên đến gấp hơn 5 lần so với quả bưởi thông thường. Thấy ham quá nên tui cũng mạnh dạn làm thử. Ban đầu, tưởng là đơn giản nhưng thật ra phải mất rất nhiều thời gian mới uốn nắn quả bưởi sinh trưởng theo đúng như mong muốn”.
Từ nhiều năm nay, vườn cây ăn quả của ông Sum là một trong những địa chỉ thường xuyên lui tới của thương lái mua bán trái cây cung cấp cho thị trường trong dịp Tết. Nhìn những trái buổi hồ lô lạ mắt, ông Sum tiếc rẻ: “Trái cây ngoài ngon thì còn phải độc và lạ. Đó là xu hướng của một bộ phận người tiêu dùng hiện nay.
Đến thời điểm này, những quả bưởi hồ lô do hai vợ chồng cất công “nhào nặn” suốt mấy tháng ròng đều phát triển tốt. Tiếc là năm đầu tiên nên số lượng bưởi hồ lô mình làm rất khiếm tốn. Với giá bán 150.000 đồng/quả 0,5kg. Dự định sang năm mình sẽ làm đại trà để cung ứng cho thị trường Tết được nhiều hơn”.
Chuối ngự bội thu
Thôn Nguyên Hòa, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), được biết đến là “thủ phủ” của cây chuối ngự. Thời điểm này, tiết trời nắng ráo, nhiều bà con tranh thủ chăm sóc cho những vườn chuối sum suê quả của mình.
Anh Nguyễn Thành Thái ngụ thôn Nguyên Hòa chia sẻ: “Nhà mình trồng hai sào chuối ngự. Để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho người dân trong dịp Tết, từ tháng trước gia đình đã chủ động phát dọn cỏ dại, bón thúc phân cho chuối, khoảng hơn 15 ngày nữa là xuất bán. Nếu giá dao động từ 100 - 120 ngàn/buồng từ 5 đến 7 nải, gia đình cũng thu một khoảng kha khá, trang trải trong dịp Tết”.
Chuối ngự được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nhưng là loại cây chống chịu với gió bão kém, dễ bị gãy ngã nếu gặp bão, lũ lớn. May mắn là năm nay thời tiết khá thuận lợi nên chuối phát triển tốt.
Niềm vui như được nhân lên khi giá chuối ngự trong những năm gần đây đều ở mức cao. Anh Nguyễn Tấn Phượng ngụ thôn Nguyên Hòa chia sẻ: “Chuối ngự rất thơm ngon, tươi lâu, thị trường tiêu thụ rộng. Nhà tui trồng hơn ba sào chuối ngự. Đến thời điểm này thương lái đã đặt hàng của mình được một ít rồi.
Ông Kiều Chiến - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hành cho biết: “Nghĩa Hành là một trong những vựa trái cây lớn của tỉnh. Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên một số nhà vườn trúng mùa, có nguồn cây trái dồi dào để cung ứng cho thị trường trong dịp Tết. Hơn nữa, tại một số hội chợ nông nghiệp, sản phẩm cây ăn trái của nông dân trên địa bàn huyện cũng đã tạo được ấn tượng tốt cho người tiêu dùng, tạo tiền đề để nghề trông cây ăn quả của bà con ngày càng phát triển”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.