Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Vườn Bảy Núi Đón Tết

Nhà Vườn Bảy Núi Đón Tết
Ngày đăng: 22/12/2013

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

Mất mùa do mưa nhiều

Vụ xoài trái vụ này, hộ ông Diệp Thế Thanh (thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây) đã làm nhiều cách để cho xoài ra hoa sau khi thu hoạch vụ chính vào tháng 6 âm lịch. Ông Thanh có gần 2ha xoài trái vụ, chủ yếu là 3 giống mới cho sản lượng và bán được giá cao, gồm: xoài Úc, cát Hòa Lộc và bồ trắng. Ông cho biết: “Chỉ tính riêng tiền mua thuốc chăm bón lá, kích thích xoài ra hoa trái vụ đã tốn khoảng 20 triệu đồng.

Đến đầu tháng 9 âm lịch, xoài trái vụ ra hoa dày đặc; sau vài tuần thì đậu quả khá nhiều. Tuy nhiên, khi quả xoài đang còn nhỏ thì gặp mưa liên tục nên bị rụng hết”. Theo Hội Nông dân xã Cam Hải Tây, toàn xã có 930ha xoài; trong đó các chủ vườn chủ động cho xoài ra hoa trái vụ hàng trăm héc-ta. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích xoài trái vụ ở xã Cam Hải Tây đều bị mất mùa.

Cùng với xã Cam Hải Tây, thị trấn Cam Đức cũng là địa phương có diện tích xoài trái vụ lớn nhất huyện. Những ngày này, đi dọc con đường từ Bãi Dài vào thị trấn Cam Đức vẫn thấy những vườn xoài trái vụ xanh tốt nhưng tuyệt nhiên không có lấy một quả.

Ông Đặng Văn Thành - một chủ vườn ở thị trấn Cam Đức, cho biết: “Sau vụ xoài chính “mất mùa, mất giá”, nhiều chủ vườn trông đợi cả vào vụ xoài trái vụ này nhưng cũng mất hết. Cả hai vụ xoài đều mất mùa khiến chủ vườn bị thua lỗ nặng. Nhiều chủ vườn còn chưa trả hết nợ tiền phân bón, thuốc... ở vụ chính, nay lại thêm khoản nợ từ vụ này”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cam Lâm, đến nay, toàn huyện có 3.400ha xoài; trong đó các giống xoài mới được đưa vào trồng trong vài năm trở lại đây khoảng 1.100ha; diện tích còn lại là xoài canh nông của địa phương. Năm nay, có trên 500ha trong khoảng 1.100ha xoài giống mới được các chủ vườn chủ động cho ra hoa trái vụ; trong đó tập trung chủ yếu ở xã Cam Hải Tây và thị trấn Cam Đức.

Lãi lớn nhưng nhiều rủi ro

Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm, giống xoài trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao nhất là cát Hòa Lộc với thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 3 lần so với vụ chính. Bên cạnh đó, nhiều chủ vườn cũng chủ động cho các giống xoài Úc và bồ trắng ra hoa trái vụ. Xoài trái vụ vẫn cho năng suất cao khoảng 10 tấn/ha nếu được chăm sóc tốt và gặp thời tiết thuận lợi.

Ông Nguyễn Ta - Phó Phụ trách Phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm cho biết: “Vào dịp Tết Nguyên đán, các loại xoài trái vụ trên địa bàn như xoài Úc, cát Hòa Lộc... không có đủ để bán. Các thương lái thường mua xoài vận chuyển đi các tỉnh, thành khác để tiêu thụ trong dịp Tết, nhờ vậy, giá xoài trái vụ thường rất cao, bình quân hơn 30.000 đồng/kg”.

Xoài trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gặp không ít rủi ro do phụ thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. Theo ông Ngô Văn Thành - Phòng NN-PTNT huyện, chỉ riêng tiền phân bón lá, chất ức chế sinh trưởng... mỗi héc-ta xoài trái vụ, chủ vườn đã tốn hàng chục triệu đồng.

Để xoài ra hoa trái vụ, các chủ vườn phải thực hiện nhiều công đoạn như: cho ra đọt non; xử lý chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazon; tạo chồi hoa, kích thích ra hoa. Tuy nhiên, các công đoạn trên chỉ làm cho xoài ra hoa. Còn xoài trái vụ chỉ được mùa khi trời nắng, khô ráo; nếu gặp mưa nhiều thì quả sẽ bị rụng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm: 5 năm trở lại đây, chưa năm nào người trồng xoài ở Cam Lâm lại thất vọng như mùa xoài năm 2013. Ở vụ chính, xoài vừa giảm năng suất vừa mất giá nên chủ vườn không có lãi.

Thời điểm vụ chính, xoài canh nông chỉ có giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg; xoài bồ xanh, bồ trắng từ 5.000 - 6.000 đồng/kg; xoài Úc đầu vụ còn bán được 30.000 đồng/kg, đến cuối vụ chỉ còn từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Mất cả hai mùa xoài trong năm, nhiều chủ vườn ở Cam Lâm đang lao đao ngay những ngày trước Tết Nguyên đán.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

20/08/2014
Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

20/08/2014
Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

20/08/2014
Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

20/08/2014
Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

20/08/2014