Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết

Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết
Ngày đăng: 13/09/2014

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng NN-PTNT, kết luận của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản cho biết: Nguyên nhân ngao chết trên diện rộng tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua không phải là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút.

Thực tế, ngao chết là do mưa lớn, độ mặn nước biển giảm xuống 8 phần nghìn làm con ngao bị sốc nước ngọt, giảm khả năng đề kháng.

Sau đó, từ ngày 8-8, nước biển lại có độ mặn cao từ 30 đến 32 phần nghìn cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến con ngao bị chết hàng loạt tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Bộ NN-PTNT trong thời gian tới sẽ đặt trạm quan trắc cảnh báo tại những vùng nước không an toàn nhằm khuyến cáo ngư dân dừng hoạt động sản xuất khi môi trường không bảo đảm

Diện tích nuôi ngao của Thái Bình rất lớn (hơn 3.200 ha), sức cạnh tranh cao, sản lượng chiếm trên 50% toàn quốc. Trong khi đó, ngao giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Vụ trưởng Vụ khoa học sớm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao trên cơ sở huy động các chuyên gia đầu ngành, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai tại tỉnh Thái Bình trong năm 2015.

Về việc khắc phục hậu quả do ngao chết diện rộng tại địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định: Ngao chết là do thiên tai (có yếu tố nắng nóng) cho nên theo quy định của Nhà nước ngư dân Thái Bình sẽ được hỗ trợ thiệt hại.

Bộ trưởng cho biết, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 70% kinh phí, còn lại là Ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cần khẩn trương rà soát, thống kê chính xác, đầy đủ diện tích ngao chết trên thực tế để trình Bộ xem xét, giải quyết.


Có thể bạn quan tâm

Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn

Với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, ít ai nghĩ đây là tiền lãi ông Lê Hoàng Buôl, ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kiếm được từ nghề gặt lúa mướn. Ông không gặt thủ công tốn kém mà gặt mướn bằng máy gặt đập liên hợp.

14/08/2015
Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

14/08/2015
Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao

Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.

14/08/2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị), nhiều người dân đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, trong đó, hợp tác xã (HTX) Thống Nhất (khu phố 4, thị trấn Cam Lộ) là đơn vị tiên phong với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

14/08/2015
Lao đao vì giá trứng vịt giống giảm Lao đao vì giá trứng vịt giống giảm

Thời gian qua, những hộ nuôi vịt đẻ trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây đứng ngồi không yên vì giá trứng vịt giống giảm. Nhiều người đã phải bán đi đàn vịt đẻ của mình vì thua lỗ.

14/08/2015