Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía
Ngày đăng: 27/11/2015

Trên thực tế, giá mía nguyên liệu liên tục giảm trong các năm qua đã khiến diện tích trồng mía ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… bị thu hẹp dần, dẫn tới cung không đủ cầu.

Khóc cười với cây mía

Huyện Thới Bình (Cà Mau) và Vĩnh Thuận (Kiên Giang) được xem là vùng mía nguyên liệu của Xí nghiệp Đường Cà Mau, tuy nhiên hiện nay, lượng mía nguyên liệu cung cấp cho xí nghiệp này giảm đến 50%.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Thới Bình cho biết, trên địa bàn chỉ còn khoảng 700ha đất trồng mía trong tổng số hơn 2.600ha theo quy hoạch.

“Giá mía năm 2014 và các năm trước quá thấp, nông dân không có lãi nên nhiều người đã chuyển sang mô hình lúa – tôm hoặc trồng gừng.

Năm nay, mới đầu vụ giá mía đã cao ngất ngưởng, khiến không ít người đã phá bỏ cây mía tiếc nuối” – ông Lâm nói.

Thương lái tranh nhau mua mía nguyên liệu để bán cho Xí nghiệp Đường Cà Mau.

Dọc Quốc lộ 63 từ Cà Mau đi Kiên Giang những ngày này, đến đâu cũng thấy bà con nhộn nhịp thu hoạch mía.

Ông Đỗ Văn Thắng ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình phấn khởi nói: “Hiện thương lái vào tận ruộng tranh nhau đặt cọc tiền thu mua.

Mía loại 10 chữ đường có giá 1.080 đồng/kg, loại thấp nhất cũng 800 đồng/kg, cao hơn 300 – 500 đồng/kg so với cùng kỳ”.

Đứng trước hơn 3.600m2 đất từng là ruộng mía của gia đình, bà Dương Thị Ráng ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thở dài nói: “Giá mía tăng cao khiến tôi tiếc đứt ruột.

Nhớ năm trước, mía chỉ được 200 đồng/kg mà không có người mua, tôi và nhiều người đốt bỏ mía chuyển sang trồng cây khác.Đúng là khóc cười với cây mía”.

Giải quyết “điểm nghẽn” trong tiêu thụ

Để “giữ chân” người trồng mía, tỉnh Sóc Trăng đang xây dựng kế hoạch, nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà máy đường với nông dân, đồng thời phân chia lại vùng nguyên liệu hợp lý.

Trao đổi với PV, ông Vưu Văn Út - Giám đốc Xí nghiệp Đường Cà Mau cho biết: “Nhà máy có công suất 1.000 tấn mía/ngày, nhưng mía nguyên liệu hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50% nên chúng tôi chỉ chạy 2 ngày rồi ngừng lại nhiều ngày để chờ nguyên liệu”.

Tại Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, hiện tỉnh có khoảng 9.000ha mía, giảm gần 2.000ha so với năm trước, chủ yếu là do giá mía nguyên liệu những năm qua quá thấp, nông dân chịu lỗ liên miên nên không theo nổi.

“Ở các vùng quy hoạch, người dân đã tự chuyển đổi sang trồng quýt hoặc trồng lúa.

Để “giữ chân” người trồng mía, tỉnh Sóc Trăng đang xây dựng kế hoạch, nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà máy đường với nông dân.

Chúng tôi cũng đang tổng hợp lại số liệu, phân chia lại vùng nguyên liệu hợp lý.

Phải giải quyết được triệt để “điểm nghẽn” trong khâu tiêu thụ, thì nông dân mới sống được bằng cây mía” – ông Vân nói.

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Đời – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho rằng:

“Cần phân vùng mía nguyên liệu cụ thể cho từng nhà máy đường nhằm giúp nông dân yên tâm về đầu ra, cũng như hạn chế bị thương lái ép giá.

Trong năm 2015, tỉnh Hậu Giang còn 11.500ha mía (giảm khoảng 4.000ha so với cùng kỳ).

Ngành đã xây dựng được 3 cánh đồng lớn trồng mía, ước sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy đường”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

08/09/2014
Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

08/09/2014
Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

08/09/2014
Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

08/09/2014
Thủy Sản Tăng Giá, Ngư Dân Vươn Khơi Thủy Sản Tăng Giá, Ngư Dân Vươn Khơi

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

08/09/2014