Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.
Tại các chợ đều phục vụ làm thịt gà tại chỗ với giá 15.000 đồng/con, các quầy bán và làm thịt gà đều nằm gần các điểm bán thức ăn sẵn, càng làm tăng nguy cơ lây lan vi rút cúm gia cầm.
Ghé một quầy bán gà và vịt ở ngay lối vào chợ Long Xuyên ở trên đường Nguyễn Huệ thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, chị bán hàng xởi lởi mời khách mua: “Gà thả vườn ngon lắm em ơi, 110.000 đ/một ký em mua chị làm thịt miễn phí cho em luôn”. Tại đây có khoảng 30 con gà trống đang sống được để trên chiếc bạt xanh trải trên nền đường, con nào con nấy mắt lờ đờ, mào tím tái lông xộc xệch, bên cạnh là quầy gà làm thịt sẵn để phục vụ khách. Gà bán ở đây chủ yếu là gà trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, nhưng người bán cứ bán và người mua cứ mua không hề e ngại.
Cũng trên đường Nguyễn Huệ, còn có một điểm bán chim én cho những người đi lễ chùa đầu năm mua thả phóng sinh. Số chim này được người dân mang từ Năng Gù xuống chợ Long Xuyên để bán, không ai đảm bảo là không mang theo vi rút cúm A/H5N1 hoặc cúm A/H7N9, là hai chủng vi rút cúm rất nguy hiểm hiện nay. Bởi trước Tết (ngày 28/1), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang đã xuất hiện ca tử vong đầu tiên trong năm 2014 do cúm A/H5N1.
N ạn nhân là bà Nguyễn Thị U (60 tuổi) ngụ ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang không thuyên giảm, đến ngày 27/1 bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang điều trị nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào ngày 28/1. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy, bệnh nhân này dương tính với vi rút cúm A/H5N1.
Nhưng sau Tết Nguyên đán hoạt động buôn bán gà sống trên đại bàn tỉnh An Giang vẫn diễn ra khá sôi động. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi rút cúm gia cầm phát tán, trong khi đó ổ dịch cúm trên gia cầm đã xuất hiện ở Đồng Tháp là tỉnh giáp ranh với An Giang. Do đó, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cần phải được các cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải đặc biệt quan tâm hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm vào tháng 9, 10 ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những lợi ích như: cung cấp phù sa, xổ nước phèn cho đồng ruộng, mang lại nguồn lợi thủy sản…, lũ cũng gây hại nhất định đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.

Do thời tiết ở Thái Lan đang ấm dần lên, nên người nuôi tôm ở miền Nam nước này đã bắt đầu thả nuôi lại với hy vọng vụ mùa năm nay sẽ kả quan hơn.

Với nhiều hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đề ra ngày càng cao, ngành cá tra Việt Nam đang chủ động hướng tới sản xuất bền vững.

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

Các cơ sở chế biến nội địa phát triển ổn định, sản phẩm chế biến phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 1-2014 ước đạt gần 7 triệu USD; một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu chính ngạch như: Surimi, tôm đông lạnh...